Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lưu trữ thành công 3.400 mẫu tế bào gốc từ máu dây rốn

Kinhtedothi - Bắt đầu tiếp nhận những mẫu máu dây rốn đầu tiên từ năm 2014, sau hơn 3 năm hoạt động, Ngân hàng Tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư đã xử lý và lưu trữ thành công 3.400 mẫu tế bào gốc từ máu dây rốn do các sản phụ tự nguyện hiến tặng.
Trong số các mẫu được lưu, đã có 3.215 mẫu được làm xét nghiệm HLA độ phân giải cao, các mẫu tế bào gốc này đều đạt tiêu chuẩn và sẵn sàng để ghép cho người bệnh phù hợp và có nhu cầu.

Hiện nay, bình quân mỗi ngày Ngân hàng Tế bào gốc của Viện tiếp nhận và xử lý được khoảng 4 - 6 mẫu máu dây rốn. Theo TS Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Trung tâm Tế bào gốc, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, trong số các mẫu tế bào gốc được lưu giữ, đã có 19 mẫu được dùng để ghép cho bệnh nhân mắc các bệnh về máu. Thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục ghép cho nhiều bệnh nhân bằng nguồn tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng này.

Cũng theo TS Quế, ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay, giúp bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính cũng như lành tính có cơ hội khỏi bệnh. Từ năm 2006 tính đến nay, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư đã ghép tế bào gốc tạo máu cho 290 trường hợp, tương đương khoảng 50% các ca ghép trên toàn quốc, trong đó, có 131 trường hợp ghép đồng loại, 163 trường hợp ghép tự thân, 19 ca được lấy từ nguồn tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. “Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đã và đang phát huy nhiều ưu điểm, là một bước tiến lớn để hỗ trợ kỹ thuật ghép tế bào gốc cho các bệnh nhân mắc bệnh máu hiểm nghèo nói riêng cũng như các bệnh lý khác nói chung” - TS Trần Ngọc Quế khẳng định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn?

Thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn?

20 May, 09:38 PM

Kinhtedothi - Việt Nam đứng trước cơ hội trở thành trung tâm thử nghiệm lâm sàng (TNLS) hàng đầu ASEAN. Nhưng các chuyên gia cho rằng, hiện nay vẫn còn nhiều thách thức như quy trình phê duyệt lâu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhân lực chuyên môn còn thiếu đã cản trở sự phát triển bền vững ở lĩnh vực này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ