Lý do Tổng thống Nga Vladimir Putin nhanh chóng bật đèn xanh trước những thỏa thuận khí hậu là nhằm ngăn chặn băng vĩnh cửu tan chảy, nhằm cứu vớt các công ty dầu khí của Nga.
Cho đến thời điểm hiện tại, biến đổi khí hậu vẫn đem lại một số lợi thế cho nước Nga khi sự ấm lên của biển mở ra tuyến đường biển phía Bắc, mang lại những lợi ích về kinh tế, mở đường thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí bên dưới biển Bắc Cực.
Tuy nhiên, sự ấm lên đang mở ra các vùng biển Bắc Cực có thể cũng tác động tiêu cực đối với khu vực đóng băng ở miền bắc nước Nga, trung tâm phát triển và sản xuất dầu khí của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. |
Hiện tượng “tầng đất đóng băng vĩnh cửu” bắt đầu bị tác động do biến đổi khí hậu đã đe dọa những cơ sở hạ tầng khi khả năng chống chịu của những khu vực này suy yếu.
Báo cáo Biến đổi khí hậu (IPCC) được công bố tuần trước đã cảnh báo sự thay đổi cấu trúc và năng lực chức năng của cơ sở hạ tầng ngành công nghiệp dầu mỏ. Những rủi ro lớn nhất xảy ra ở những khu vực có hàm lượng băng cao và trầm tích dễ bị đóng băng. Bán đảo Yamal của Nga - nơi có hai dự án khí đốt mới lớn nhất của Nga (Bovanenkovo và Yamal LNG) và Dự án phát triển dầu mỏ Novy – sẽ nằm trong số những khu vực “dễ tổn hơn này”.
Một vấn đề nghiêm trọng hơn, theo báo cáo của IPCC, một số lĩnh vực sản xuất dầu và khí tự nhiên ở Bắc Cực thuộc nước Nga có 45% nằm trong khu vực nguy hiểm cao nhất .
Một vài mét trên cùng của lớp băng vĩnh cửu, lớp được gọi là lớp “hoạt động” - đóng và tan băng khi mùa thay đổi, trở nên không ổn định trong những tháng ấm hơn. Các nhà phát triển vẫn đảm bảo các tầng đất sâu hơn ở khu vực băng giá đủ khả năng làm nền móng vững chắc cho các cơ sở hạ tầng họ xây dựng bên trên: bao gồm đường bộ, đường sắt, nhà ở, nhà máy chế biến và đường ống. Tuy nhiên, thực tế là biến đổi khí hậu đang khiến lớp bề mặt này trở nên sâu hơn, đồng nghĩa mặt bằng đất giảm khả năng hỗ trợ những công trình xây dựng bên trên.
Điều này có thể không phải là vấn đề lớn với những cơ sở sản xuất dầu tối tân của Nga, vốn được thiết kế để chống chịu sự biến đổi khí hậu. Các tàu xử lý và kho trữ dầu của dự án Yamal LNG được dựng trên 65,000 chiếc cọc với độ sâu 28m vào tầng băng vĩnh cửu. Tuy nhiên giả dụ một sự nóng lên vượt quá tầm kiểm soát của toàn cầu có thể đe dọa cả những tính toán kiên cố này.
Câu hỏi quan trọng hiện nay là liệu có quá muộn để giảm thiểu sự mỏng đi của lớp băng vĩnh cử. Một nghiên cứu cho thấy kể cả khi lượng phát thải nhà kính được cắt giảm đúng với mục tiêu của Thỏa thuận khí hậu Paris, điều đó sẽ chỉ “làm ổn định việc mở rộng các kh vực gần bề mặt của lớp băng vĩnh cửu khoảng 45% dưới mức hiện tại”. Làm ngơ trước biến đổi sẽ chỉ gây phiền phức cho các nhà sản xuất dầu của Nga. Đây liệu có là lý do thực sự cho sự biến chuyển của ông Putin?