Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày tại Moscow trong tuần qua giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc một lần nữa chứng kiến dự án đường ống khí đốt bị đình trệ. Kết thúc các cuộc hội đàm, bản tin chính thức từ hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã nêu bật các thỏa thuận về trao đổi thể thao và lâm nghiệp, nhưng không có gì để nói về dự án xây dựng trị giá 95 tỷ USD mà Nga đang nỗ lực thúc đẩy để thay thế cho các thị trường châu Âu.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, cũng là nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất sau Mỹ và Nga. Với cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc đạt mức phát thải CO2 cao nhất trước ngày khởi động vào năm 2030, khí đốt do Power of Siberia 2 cung cấp có thể giúp giảm sự phụ thuộc của đất nước vào trữ lượng than - nhiên liệu bẩn - trong nước.
Trái ngược với sự dè dặt của Bắc Kinh đối với đường ống do Nga đề xuất, vào tháng 9/2022, Trung Quốc đã thông báo bắt đầu xây dựng một đường ống 30 bcm đến Turkmenistan - một nhà cung cấp được đánh giá là không đáng tin cậy nhưng lại dễ thúc đẩy hơn so với Moscow.
Kể từ năm 2021, Trung Quốc đã ký kết các hợp đồng LNG với tốc độ chóng mặt. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tin rằng các thỏa thuận hiện tại của họ sẽ khiến Trung Quốc dư cung cho đến năm 2030, với khoảng 45 bcm hợp đồng nhập khẩu của nước này có khả năng sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác.
Trong khi đó, sản lượng khí đốt trong nước đã tăng hơn gấp đôi kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012 và công ty dầu khí khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước PetroChina đã chuyển mình thành nhà sản xuất khí đốt, với khí mê-tan chiếm hơn một nửa số thùng dầu tương đương kể từ năm 2020.
Đằng sau tất cả những điều đó là sự thay đổi trong bức tranh nhu cầu của Trung Quốc. Tiêu thụ khí đốt tăng khoảng 12% mỗi năm trong những năm 2010, nhưng sẽ chỉ tăng 2% mỗi năm trong những năm 2020 - theo IEA.
Việc Trung Quốc mở rộng công suất phát điện than được cho cũng không gây quá nhiều mặt trái đáng lo ngại, bởi nhiên liệu rắn này được Bắc Kinh xem như một nguồn dự phòng cho năng lượng tái tạo - thứ đang ngày càng trở thành "xương sống" của hệ thống lưới điện địa phương.
Sản xuất điện từ khí đốt ở Trung Quốc hầu như sẽ không tăng cho đến năm 2030. Việc sử dụng máy bơm nhiệt ngày càng tăng, khi Trung Quốc chiếm 40% thị phần sản xuất toàn cầu, được dự báo sẽ thổi bay làn sóng dùng nồi hơi đốt than đã diễn ra trong thập kỷ qua, trong khi các hộ gia đình ở Trung Quốc hầu hết chuyển trực tiếp sang sử dụng điện. Chỉ trong ngành công nghiệp, mức tiêu thụ mới có khả năng tăng nhanh, nhưng nhu cầu đó đã được bảo đảm đầy đủ bởi các hợp đồng hiện có.
Tác động của xu hướng này xét về mặt khí hậu có thể không đến mức tệ. Lượng khí thải CO2 từ các nhà máy điện khí đốt bằng khoảng một nửa so với lượng khí thải từ than đá, nhưng lợi thế này giảm mạnh khi tính đến rò rỉ khí mê-tan và đốt cháy khí dư thừa trong mỏ và đường ống. Nga đang đốt nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và giám sát vệ tinh cho thấy mạng lưới khí đốt của nước này bị rò rỉ bất thường.
Như kinh nghiệm của châu Âu đã cho thấy, nó có thể gây khó khăn cho một ngành công nghiệp phụ thuộc vào khí đốt để từ bỏ thói quen này. Nhưng Trung Quốc vẫn chưa thực sự đạt đến điểm đó, và có lẽ sẽ không bao giờ. Thay vào đó, tương lai của nó sẽ là điện khí hóa trên diện rộng, và với việc mở rộng năng lượng tái tạo đang tiếp tục với tốc độ nhanh chóng, điều đó có nghĩa là tương lai của than ở nền kinh tế số 2 thế giới cũng bị hạn chế.
Tóm lại, như Bloomberg bình luận: Moscow có thể có ít lựa chọn thay thế - cho một thị trường Trung Quốc tiềm năng, nhưng Bắc Kinh lại có rất nhiều.