Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mạc Ngôn - "Báu vật của văn học Trung Quốc"

KTĐT - 12 năm sau khi Cao Hành Kiện - nhà văn người Pháp gốc Trung Quốc vinh dự được trao giải Nobel Văn học, Mạc Ngôn một lần nữa khẳng định mình là "báu vật" của văn đàn Trung Quốc khi vượt qua hàng chục ứng cử viên nặng ký khác để trở thành chủ nhân mới của giải thưởng văn chương uy tín nhất thế giới.
 Nhà văn Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, vùng đất đã trở thành bối cảnh quen thuộc trong rất nhiều sáng tác của ông. Hầu hết các tác phẩm quan trọng và nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt như: Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Rừng xanh lá đỏ, Tổ tiên có màng chân, Cây tỏi nổi giận… Trong số này, Cao lương đỏ đã được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim cùng tên và được trao giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994. Riêng cuốn Báu vật của đời sau khi được chuyển ngữ sang tiếng Việt đã gây tiếng vang đến mức tháng 11/2001, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức một hội thảo quy mô lớn để bàn luận về cuốn sách này.
 
 
Theo Viện Hàn lâm Thụy Điển, Mạc Ngôn được xướng tên tại giải Nobel Văn học năm nay vì bút pháp vô cùng đặc sắc khi kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với những câu chuyện dân gian với lịch sử và đương đại. Trong khi nhiều nhà phê bình cho rằng, tác phẩm của Mạc Ngôn gợi nhớ tới các tác giả lừng danh khác như: William Faulkner và Gabriel Garcia Marquez, Chủ tịch Viện Hàn lâm Thụy Điển Peter Englund lại cho rằng bút pháp của Mạc Ngôn là "thứ gì đó rất riêng", vì ông là "người kể chuyện bẩm sinh, rất biết cách lồng yếu tố siêu nhiên vào những thứ thông thường”.
 
Mạc Ngôn được đánh giá cao vì ông có thể viết tốt ở nhiều thể loại và được giới phê bình văn học thế giới đánh giá cao khi thường xuyên lọt vào danh sách các tác phẩm kinh điển của văn đàn quốc tế. Hồi tháng 2 vừa qua, nhà báo Paul Mason của tờ Guardian đã xếp tiểu thuyết Báu vật của đời ở vị trí thứ 2, chỉ sau tác phẩm kinh điển AQ của văn hào Lỗ Tấn. Trước khi giải thưởng văn học danh giá bậc nhất thế giới được công bố, tờ New York Times đã nhận định: “Mạc Ngôn là một trong 3 nhà văn đương đại được giới phê bình quốc tế trông cậy là sẽ góp phần làm giảm ưu thế đang nghiêng hẳn về châu Âu của Nobel Văn học những năm gần đây”. Lý giải về sự thành công của mình, trong một buổi giao lưu với độc giả ở Bắc Kinh năm 2010, Mạc Ngôn cho rằng mình có nhiều độc giả quốc tế vì các nhân vật trong tác phẩm của ông là "người bản địa, ngôn ngữ in đậm dấu ấn Trung Quốc". Có lẽ vì thế mà Mạc Ngôn đã vượt qua 45 ứng cử viên nặng ký khác, trong đó có những tên tuổi đình đám của châu Á như nhà văn Murakami Haruki (Nhật Bản), nhà thơ Ko Un (Hàn Quốc) để trở thành chủ nhân của giải Nobel Văn học 2012.  
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

08 May, 08:19 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).

Thanh Hóa tăng cường bảo vệ các khu lăng một vua chúa

Thanh Hóa tăng cường bảo vệ các khu lăng một vua chúa

08 May, 04:19 PM

Kinhtedothi - Trước vụ việc lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm hại, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời kiến nghị siết chặt công tác bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa trên toàn địa bàn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ