Thanh Hóa tăng cường bảo vệ các khu lăng một vua chúa
Kinhtedothi - Trước vụ việc lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm hại, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời kiến nghị siết chặt công tác bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa trên toàn địa bàn.
Công an tỉnh Thanh Hóa dựng lại hiện trường vụ việc sau khi bắt giữ được 2 nghi phạm
Theo Sở VHTT&DL Thanh Hóa, ngay sau khi nhận được thông tin lăng mộ vua Lê Túc Tông (ở xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc) có dấu hiệu bị xâm hại, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương kiểm tra hiện trường, thu giữ tang vật và lập biên bản phục vụ điều tra.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến ngày 4/5, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ 2 nghi phạm người Trung Quốc gồm Shen Jiangyang (SN 1982, trú tỉnh Quảng Tây) và Deng Zhiji (SN 1984, trú TP Nam Ninh) tại TP Móng Cái.
Tại cơ quan công an, 2 đối tượng khai nhận đã nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 28/4 với mục đích tìm kiếm cổ vật tại các khu mộ cổ, đặc biệt là mộ vua chúa và người giàu có để trộm cắp những vật phẩm được chôn theo.
Hiện 2 nghi phạm đã được di lý về Thanh Hóa để thực nghiệm hiện trường vụ việc và đang bị tạm giữ hình sự để tiếp tục điều tra về hành vi xâm phạm mồ mả.
Trước vụ việc nghiêm trọng này, Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa đã khẩn trương đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các khu di tích, đặc biệt là lăng mộ vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn và các di chỉ khảo cổ quan trọng, nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi đào trộm, xâm hại di tích. Đồng thời, cần xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, trục vớt và trao đổi trái phép cổ vật, di vật theo quy định pháp luật.

Hiện trường lăng mộ vua Lê Túc Tông bị 2 người Trung Quốc đào bới.
Đáng chú ý, tình trạng xâm phạm di tích không chỉ xảy ra tại Thanh Hóa. Trước đó, vào tháng 1/2025, lăng mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát tại TP Huế cũng từng bị nhóm người nghi vấn đào trộm.

Hà Nội ban hành danh mục di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô
Kinhtedothi - Ngày 29/4, tại Kỳ họp chuyên đề (Kỳ họp thứ 22), HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua Nghị quyết Ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện khoản 3, khoản 4 Điều 21 của Luật Thủ đô 2024).

Di tích Lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ: Biểu tượng của tinh thần quật cường
Quần thể Di tích Chiến trường Điện Biên Phủ bao gồm 46 di tích thành phần (trong đó có 8 Di tích Quốc gia Đặc biệt) là những chứng tích sống động về cuộc kháng chiến thần kỳ của quân và dân ta.

Lăng mộ vua Lê Túc Tông bị xâm phạm, để lại thiết bị dò cổ vật và giấy tờ lạ
Kinhtedothi - Khu lăng mộ vua Lê Túc Tông, thuộc Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, có dấu hiệu bị xâm phạm trái phép. Tang vật tại hiện trường cho thấy khả năng vụ việc liên quan đến hoạt động truy tìm cổ vật trái phép với yếu tố nước ngoài.