Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mãi tự hào về truyền thống “Ba đảm đang”

Kinhtedothi - Với trung tâm là phong trào “Ba đảm đang”, các tầng lớp phụ nữ miền Bắc tỏa ra trong các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực sản xuất và chiến đấu. Từ năm 1965 - 1974, phong trào “Ba đảm đang” toàn miền Bắc đã có 42 nữ anh hùng, 9 đơn vị nữ anh hùng được tôn vinh; 1.718 chị em được tặng thưởng huy hiệu Bác Hồ; trên 5.000 chị em là chiến sỹ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm đang”.

Hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam

Ngay từ đầu năm 1965, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hội Phụ nữ huyện Đan Phượng đã đề xuất phong trào “Ba nhiệm vụ”. Trên cơ sở phong trào này, Ban Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã đề xuất với Trung ương Đảng phát động phong trào “Ba đảm nhiệm” và kêu gọi chị em nhiệt liệt hưởng ứng với 3 nội dung chính là: đảm nhiệm sản xuất thay thế chồng con yên tâm chiến đấu; đảm nhiệm gia đình để chồng con yên tâm chiến đấu; đảm nhiệm sẵn sàng phục vụ chiến đấu khi cần thiết”.

Bác Hồ thăm công nhân Nhà máy Dệt 8/3 - Ảnh tư liệu

Hưởng ứng phong trào Ba đảm đang, phụ nữ miền Bắc đã hăng hái thi đua yêu nước trên mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và chăm sóc gia đình. Qua phong trào “Ba đảm đang”, phụ nữ Hà Nội cùng phụ nữ và Nhân dân miền Bắc đã làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam, góp phần vào đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Là một trong những người trực tiếp tham gia công tác và hoạt động phong trào Ba đảm nhiệm của phụ nữ huyện Đan Phượng, bà Nguyễn Thị Điểm, nguyên xã đội phó dân quân giai đoạn 1968 - 1979, hiện là Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội cho biết: thời điểm đó Đan Phượng là huyện đầu tiên của miền Bắc đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. "Lúc này nam giới đi ra chiến trường chiến đấu hết, để bảo đảm kịp thời vụ, chị em phụ nữ chúng tôi phải học cày bừa ruộng, làm phân xanh, sản xuất bèo hoa dâu, ngâm ủ thóc giống đúng kỹ thuật"- bà Điểm chia sẻ.

Cùng với tham gia sản xuất nông nghiệp, những năm 1964 - 1980 bà Điểm với vai trò là thường vụ ban chấp hành đoàn xã, là xã đội phó dân quân xã Song Phượng đã được phân công làm giao liên huấn luyện cho dân quân trực chiến của xã Song Phượng; phụ trách các đơn vị trực chiến toàn là phụ nữ, ở các trận địa như: bảo vệ đập Phùng; bảo vệ Đại hội Đảng tỉnh Hà Tây ở Sài Sơn, Quốc Oai; trận địa súng ở cánh đồng Siềng; trận chiến đấu 12 ngày đêm cuối năm 1972, trận “Điện Biên Phủ trên không”.

Được giao nhiệm vụ bảo vệ các trận địa quan trọng trong hoàn cảnh gia đình neo người: bố chồng già, chồng đi bộ đội, con còn nhỏ... nhưng khi có báo động, hay có lệnh chiến đấu của giao thông đưa đến bà luôn thu xếp gửi con để nhanh chóng ra trận địa chỉ huy chiến đấu để giữ vững trận địa.

Vững tay thoi, chắc tay súng

Hưởng ứng phong trào Ba đảm đang, ở các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, chị em tích cực tham gia phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: với tinh thần "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt" nên khi Nhà máy phải tháo máy móc, thiết bị đến điểm sơ tán cách đó 10km anh em công nhân đã khẩn trương lắp đặt để chia ca sản xuất.

Anh hùng Lao động Cũ Thị Hậu

Khi đó Nhà máy có khoảng 3.000 công nhân, làm việc tại nhiều phân xưởng khác nhau, phần lớn là phụ nữ. Phân xưởng Dệt nơi bà làm việc có nhiều bộ phận, chia 3 ca làm việc đủ 24 tiếng, công nhân đứng máy dệt 100% là chị em phụ nữ. Nhà máy có 1.200 máy dệt, mỗi chị em thường đứng 8 máy, 12 máy, 16 máy và một số ít chị em đứng được 24 máy.

"Không khí làm việc ở phân xưởng lúc nào cũng sôi sục khí thế thi đua, đẩy mạnh sản xuất, ai cũng nỗ lực để vượt năng suất, một số chị em trong phân xưởng đã tự học tập nâng cao tay nghề để đảm nhận thay công việc của nam giới đi chiến đấu như bốc vác, vận chuyển, sửa chữa máy, xung phong làm việc tăng ca, thêm giờ…"- Anh hùng Lao động Cù Thị Hậu nhớ lại.

Những năm tháng đó, chị em công nhân Nhà máy vừa bám trụ sản xuất, phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Vải thương hiệu “8/3” có mặt ở các tỉnh, thành phố miền Bắc, đủ các loại bày bán ở cửa hàng bách hoá... Thực hiện khẩu hiệu “Tay búa, tay súng”, “Tay thoi, tay súng”, nhà máy đã thành lập “Đại đội Dệt 8/3” gồm hơn 100 nam đoàn viên thanh niên là công nhân xung phong nhập ngũ, tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam; thành lập “Trung đội tự vệ nhà máy Dệt 8/3” vừa giỏi sản xuất, vừa là lực lượng xung kích chiến đấu.

Nhiều chị em với tinh thần gan dạ, thông minh, anh dũng đã bám trụ tại trận địa pháo trên nóc Nhà máy, lập nhiều chiến công: ngày 10/12/1967 bắn rơi 1 phản lực; ngày 13/3/1968 bắn rơi 1 máy bay không người lái của không quân Mỹ. Trong Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, tự vệ Nhà máy Dệt 8/3 đã phối hợp với tự vệ Nhà máy Cơ khí Mai Động, Nhà máy Xay Lương Yên, Nhà máy Kẹo Hải Châu, trận địa Vân Đồn đan lưới lửa phía Nam thành phố bắn rơi 1 chiếc F4 của quân địch.

Những tấm gương "Ba đảm đang" tham quan triển lãm ảnh Phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” - Mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam”


Thực hiện "Ba đảm đang", bà Phạm Thị Viễn, sinh năm 1951, nguyên nữ dân quân tự vệ Nhà máy Cơ khí Mai Động đã vượt lên nỗi đau đớn khôn cùng khi mất cả mẹ lẫn cha chỉ trong vòng 5 năm (từ 1967-1972), để kiên cường tham gia chiến đấu trong đội tự vệ tập trung.

Thời điểm từ ngày 18/12 đến ngày 21/12/1972, đế quốc Mỹ đã đưa máy bay B52 cùng các loại máy bay hiện đại khác như F111đánh bom Hà Nội với dã tâm “đưa Hà Nội về thời kỳ đồ đá”. Ban ngày, máy bay Mỹ quấy phá liên tục, gây căng thẳng cho nhân dân và lực lượng pháo phòng không. Nắm được quy luật hoạt động của máy bay địch, tranh thủ thời gian yên tĩnh, đơn vị của bà Viễn thay phiên nhau tiếp đạn cho đơn vị pháo 100 ly ở gần trận địa 14,5 ly...

Đêm 22/12/1972 đã đi vào lịch sử của đội tự vệ khi bắn rơi máy bay F111 của địch (loại máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ) bằng vũ khí thô sơ, lực lượng không nhiều. "Những ngày sau, chúng tôi vinh dự được Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến tặng hoa, chúc mừng", bà Viễn kể lại.

Sau chiến dịch 12 ngày đêm, bà Viễn tham gia đội tự vệ vừa sản xuất, vừa trực chiến, đảm nhiệm đến cương vị đại đội phó. Bà chia sẻ, nhớ lại những ngày tháng cuối năm 1972 để mỗi cán bộ hội viên phụ nữ, nữ thanh niên trẻ của thế hệ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hôm nay càng thêm tự hào về truyền thống “Ba đảm đang” của phụ nữ cả nước; từ đó, càng phải nỗ lực cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để xứng đáng hơn với niềm tin yêu của bạn bè, của đồng đội và của những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân.

Phụ nữ trong phong trào “Ba đảm đang”: làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam

Phụ nữ trong phong trào “Ba đảm đang”: làm tròn nhiệm vụ hậu phương lớn cho tiền tuyến miền Nam

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quy chế tổ chức, hoạt động của BCĐ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Quy chế tổ chức, hoạt động của BCĐ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

06 Jul, 09:16 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã ký Quyết định số 96/QĐ-BCĐCP ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

Tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

Tháo gỡ khó khăn về cơ chế tài chính tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh

06 Jul, 09:02 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 348/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính tại cuộc họp về giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến tài chính của Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.

Phân cấp công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Phân cấp công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

06 Jul, 08:39 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Hướng dẫn đặc xá đợt 2 năm 2025

Hướng dẫn đặc xá đợt 2 năm 2025

06 Jul, 02:31 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá vừa ký Hướng dẫn 94/HD-HĐTVĐX về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1244/2025/QĐ-CTN ngày 3/7/2025 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2025 (đợt 2).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ