Do đó, các cơ quan chức năng cần có biện pháp chấn chỉnh, mạnh tay xử lý để bảo vệ người bệnh.
Lừa đảo bán thuốc ngày càng tinh vi hơn
Thời gian gần đây, liên tiếp các bệnh viện (BV) nhận được phản ánh của Nhân dân, người bệnh về tình trạng một số đối tượng với nhiều thủ đoạn tinh vi mạo danh BV nhằm lừa đảo người bệnh và người nhà người bệnh để trục lợi. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi hơn.
Câu chuyện mạo danh “BV 108”, “bác sĩ viện 108” và các chuyên ngành của BV T.Ư Quân đội 108 không còn xa lạ, đã xuất hiện từ lâu như chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, cơ xương khớp, nội tiết… Nhưng gần đây, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi ngay tại khuôn viên của BV. Không chỉ mạo danh, sử dụng những danh xưng lập lờ liên quan đến BV, một loạt trang fanpage giả mạo cũng được lập ra đã ngang nhiên sao chép và đăng tải lại các bài đăng, logo, ảnh bìa trang fanpage chính thức của BV.
Thậm chí, các trang giả mạo này còn cắt ghép hình ảnh, video về BV trên
Theo quy định của Bộ Y tế, các bác sĩ không được phép bán thuốc trên mạng xã hội. Do đó, tất cả đối tượng xưng danh là bác sĩ để bán thuốc trên mạng xã hội đều là giả mạo. Ngành y tế đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác thanh tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm, có dấu hiệu lừa đảo người dân.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên
các kênh thông tin đại chúng và lồng tiếng quảng cáo cho sản phẩm, hòng tạo niềm tin và lôi kéo người dân, từ đó tổ chức kinh doanh các mặt hàng thuốc trái phép. Đặc biệt, một số đối tượng còn có hành vi chèo kéo, mời chào khách hàng là người bệnh, người nhà người bệnh đi khám tại BV ngay tại phòng khám thuộc khu khám bệnh của BV.
Trước thực trạng đó, BV 108 đã có thông báo, BV không cung cấp, liên kết kinh doanh bất kỳ sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) nào bằng hình thức trực tuyến (online). BV chỉ bán thuốc khi có đơn của bác sĩ tại các nhà thuốc của BV trong khuôn viên.
Hay mới đây, tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cũng đã có đối tượng tự xưng là bác sĩ Ngọc Anh đang làm việc tại Khoa Sản của BV. Đối tượng điện thoại cho các sản phụ và người nhà đã và đang nằm viện để xin địa chỉ đến nhà tư vấn tắm, massage, chăm sóc cho bé. BV khẳng định, Khoa Sản của BV hiện nay không có bác sĩ nào tên là Ngọc Anh đang làm việc. Khoa cũng không cung cấp thông tin của sản phụ cho tổ chức, cá nhân nào. Tất cả các đối tượng tự xưng là nhân viên BV tư vấn các dịch vụ tắm và chăm sóc bé tại nhà đều là giả mạo.
Tương tự, thời gian qua, BV Quân y 103 cũng đã tiếp nhận phản ánh của một số người dân qua thư, email, đường dây nóng... về việc có một số đối tượng giới thiệu là cán bộ, nhân viên của BV để tiếp cận người dân giới thiệu bán thuốc, TPCN. Thậm chí có đối tượng quảng cáo là nguyên Phó Giám đốc BV Quân y 103, với hơn 40 năm kinh nghiệm chữa cơ xương khớp, có thể chữa khỏi sau 15 ngày và kèm theo số điện thoại để tư vấn, có đối tượng tự xưng là Đại tá, bác sĩ Phạm Hòa Lan, đã từng làm việc tại BV Quân y 103. Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo BV khẳng định BV không có bác sĩ nào tên như vậy.
Không chỉ vậy, gần đây, nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng đã phải "kêu trời" vì hình ảnh của mình bị các nhãn hàng dùng không xin phép. Đơn cử, những ngày qua, trên YouTube, Facebook liên tục xuất hiện hình ảnh quảng cáo của Quyền Linh. Video nam MC nói về những căn bệnh mạn tính, trĩ, gan, thận... sau đó lồng quảng cáo thuốc trị bệnh tràn lan trên mạng. Tuy nhiên, trên trang Facebook cá nhân Quyền Linh khẳng định anh không quảng cáo bất kỳ loại thuốc trị bá bệnh nào. Đó hoàn toàn là video cắt ghép, lợi dụng hình ảnh trên mạng xã hội. Nam diễn viên đã thu thập bằng chứng, nhờ công an vào cuộc và mong pháp luật xử lý nghiêm.
Nhận thức của người dân và trách nhiệm của cơ quan chức năng
Thực tế cho thấy, việc quản lý các quảng cáo thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên mạng xã hội rất khó phát hiện. Cơ quan chức năng khẳng định quảng cáo trên mạng xã hội là hành vi mới phát sinh. Những người này đã dùng công nghệ để phát tán quảng cáo các loại thực phẩm chức năng hay các bài thuốc nhưng được thổi phòng như thần dược. Trên thực tế, các loại thực phẩm này đã được cấp phép lưu hành nhưng chỉ mang tính hỗ trợ điều trị.
Thời gian qua, Bộ TT&TT phối hợp với Bộ Y tế đã phát hiện, yêu cầu gỡ
Trong năm 2023, Bộ TT&TT sẽ đưa ra danh sách “trắng” và “đen” đối với hoạt động quảng cáo trên mạng. Theo đó, danh sách “trắng” sẽ bao gồm các báo điện tử, tạp chí điện tử, trang tin điện tử, mạng xã hội đã đăng ký với Bộ TT&TT và được khuyến khích các thương hiệu đặt quảng cáo. Còn với danh sách “đen”, là nơi lưu trữ các webiste, tài khoản mạng xã hội … vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo, từ đó yêu cầu DN không hợp tác quảng cáo với những địa chỉ này.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm
khoảng 2.000 quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng vi phạm trên YouTube. Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT Lê Quang Tự Do cho biết, Luật Quảng cáo quy định rất rõ việc cấm các mạo danh người khác, cấm sử dụng hình ảnh y bác sĩ để quảng cáo cho thực phẩm chức năng, thuốc. Facebook, YouTube hay các nền tảng xuyên quốc gia khác đang là nơi xuất hiện phổ biến nội dung quảng cáo không theo mong muốn. Vấn đề quan trọng là nâng cao nhận thức của người dân.
Thời gian qua, các bác sĩ luôn cảnh báo với người dân rằng khi có bệnh thì cần phải đến các cơ sở y tế đã được cấp phép để chuyên gia y tế khám và hướng dẫn chữa trị. Đã có nhiều trường hợp tiền mất, tật mang vì nghe theo lời hướng dẫn chữa bệnh theo kiểu quảng cáo. Trước tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng, các chuyên gia khuyến cáo, người dân nên tìm hiểu kỹ thông tin, khám chữa bệnh và mua thuốc tại các cơ sở y tế uy tín, được Nhà nước cấp phép, tránh tiền mất, tật mang. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần có biện pháp chấn chỉnh, mạnh tay xử lý để bảo vệ người bệnh.
Trong khi đó, theo Luật sư Đặng Thị Vân Thịnh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), các đối tượng mạo danh bác sĩ để bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cụ thể, nếu số tiền chiếm đoạt được từ việc mạo danh bác sĩ bán thuốc từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết tội về hành vi chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Trong trường hợp nếu mạo danh bác sĩ tại một bệnh viện cụ thể nào đó, lấy danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi thì bị phạt tù không dưới 2 năm. Người phạm tội này trong trường hợp nặng nhất thì bị phạt tù chung thân. Mặc khác, trường hợp các đối tượng có hành vi sản xuất - buôn bán thuốc giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “sản xuất buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh” theo Điều 194 Bộ luật Hình sự. Người phạm tội này có thể bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.