Mekong Smart City - Đòn bẩy phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lê Mai
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mekong Smart City do NovaGroup phát triển tại An Giang và Đồng Tháp được xem là một dự án có thể thúc đẩy kinh tế xã hội, đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho Đồng bằng Sông Cửu Long

Khu làng sen homestay và các tiện ích tại làng nghề du lịch Bùi Thanh Thủy
Khu làng sen homestay và các tiện ích tại làng nghề du lịch Bùi Thanh Thủy

Mekong Smart City do NovaGroup phát triển tại An Giang và Đồng Tháp được xem là một dự án có thể thúc đẩy kinh tế xã hội, đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho Đồng bằng sông Cửu Long. 

Mekong Smart City: Cơ hội cho ĐBSCL “hoá rồng”

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất Đông Nam Á, có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mekong. Là vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia, hiện ĐBSCL đóng góp 50% sản lượng lúa và trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước trong đó chiếm 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước… Tuy vậy, sự phát triển của ĐBSCL nhìn chung vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của vùng đất trù phú này.

Trong Hội thảo "Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Ban Kinh tế Trung ương tổ trong tháng 12.2021, các chuyên gia đã xác định, trong giai đoạn tiếp theo, ĐBSCL cần được phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững, tiếp tục đổi mới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tại buổi báo cáo ý tưởng "Quy hoạch phát triển Mekong Smart City", sau khi nhận đề xuất các ý tưởng quy hoạch từ NovaGroup, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh, đây là dự án có quy mô lớn, liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới
Tại buổi báo cáo ý tưởng "Quy hoạch phát triển Mekong Smart City", sau khi nhận đề xuất các ý tưởng quy hoạch từ NovaGroup, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa nhấn mạnh, đây là dự án có quy mô lớn, liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới
 

Để làm được điều đó, nơi đây cần được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào hạ tầng, cụ thể là vào việc mở rộng giao thông kết nối với các vùng miền, và đặc biệt là quy hoạch các khu đô thị hiện đại, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ngày 23.1.2022 vừa qua, tin vui đã đến với ĐBSCL khi NovaGroup trở thành đơn vị tiên phong đề xuất ý tưởng quy hoạch và ký kết hợp tác cùng hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp để phát triển Mekong Smart City thuộc thị xã Tân Châu và huyện Hồng Ngự, giữa tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, với số vốn đầu tư giai đoạn I hơn 2 tỉ đô la. Dự án được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ mang lại cú hích phát triển kinh tế mạnh mẽ cho cả vùng ĐBSCL.

Mekong Smart City bao gồm 11 dự án thành phần: khu đô thị Blue Dragon; làng nghề Bùi Thanh Thủy; Las Vegas Island; Mekong Port; Mekong Logistics; Khu chế xuất Mekong SEZ; Làng nghỉ dưỡng, khu nhà ở biệt thự vườn Mekong Village dành cho các chuyên gia và các nhà quản lý khu công nghiệp; Khu công nghiệp sạch Mekong Industry Zone tại TP.Hồng Ngự; Mekong Agro Center; Mekong Airport; Khu công nghệ AI.

Song song với dự án này, toàn bộ lợi nhuận thu được từ Blue Dragon và Las Vegas Island sẽ được dành để xây dựng các bệnh viện và trường học phi lợi nhuận. Đây được coi là dự án tầm cỡ, mang đến một cơ hội cho ĐBSCL “hóa rồng”, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cho vùng ĐBSCL, và từng bước kiến tạo những khu đô thị biên giới kiểu mẫu tại Việt Nam. 

Trong buổi lễ ký kết dự án Mekong Smart City, các lãnh đạo, các chuyên gia đều đồng tình rằng đây là dự án lớn, có thể đánh thức sự phát triển của kinh tế ĐBSCL. Song để một dự án tầm cỡ như vậy được hiện thực hóa, đem đến sức bật cho toàn vùng ĐBSCL, rất cần có sự hỗ trợ của 2 tỉnh, các bộ ngành TW, của chính phủ, quốc hội, tạo một sự đồng thuận cao, sự chỉ đạo chặt chẽ.

Ông Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng, đây là một dự án có thể định hình chân dung tương lai của ĐBSCL - điều mà lâu nay Chính phủ và các cấp chính quyền vẫn trăn trở để giúp cho nơi đây phát triển mạnh mẽ.

Về phía địa phương, lãnh đạo 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đều đặt kỳ vọng lớn vào Mekong Smart City. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhận định Mekong Smart City sẽ hình thành nên một hệ sinh thái đô thị thương mại dịch vụ và du lịch ven sông hiện đại bậc nhất ĐBSCL.Thượng tướng Trần Đơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng chung nhận định Mekong Smart City là một dự án có tư duy cực kỳ độc đáo, có tác động rất lớn đến sự phát triển của ĐBSCL. “Để một dự án tầm cỡ như thế này phát triển được thì cần có sự đồng hành từ hai tỉnh Đồng Tháp, An Giang và các địa phương trong vùng ĐBSCL. Thứ hai là các doanh nghiệp cần được huy động, đồng thời cần có sự hỗ trợ của các bộ ngành TW, của chính phủ, quốc hội, tạo một sự đồng thuận” - Thượng tướng Trần Đơn khẳng định.

Chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp khác cũng đón nhận thông tin về dự án Mekong Smart City rất tích cực. Hy vọng dự án sớm được hiện thực hóa để nhanh chóng tạo sức bật mới cho ĐBSCL.Còn ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tin tưởng và đánh giá cao năng lực và sự vào cuộc mạnh mẽ của NovaGroup. “Chúng tôi sẽ sát cánh cùng NovaGroup hiện thực hóa từng dự án đầu tư và quyết tâm sớm hoàn thiện, từ cơ sở pháp lý đến triển khai thủ tục đầu tư và sớm đưa dự án vào hoạt động” - ông Nghĩa cam kết.

 

Tiếp nối lễ ký kết ngày 23.1.2022, NovaGroup đã gửi đến UBND tỉnh Đồng Tháp văn bản về việc xin chủ trương nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng và đăng ký tham gia đấu giá giai đoạn 1 (bao gồm dự án Khu đô thị thông minh Rồng Xanh 115 ha và dự án Khu du lịch làng nghề Bùi Thanh Thuỷ 127ha) và dự án Las Vegas Island 250ha (thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp). NovaGroup mong muốn nhận được sự hỗ trợ của tỉnh Đồng Tháp để từng bước hiện thực hoá dự án Mekong Smart City góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hồng ngự, TP.Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp nói riêng, và khu vực ĐBSCL nói chung.