Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mẹo hay giúp tăng tuổi thọ nệm không phải ai cũng biết

Hải Đường (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chăm sóc nệm đúng cách không chỉ giúp tăng tuổi thọ nệm mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Xoay hoặc lật mặt nệm

Mẹo hay giúp tăng tuổi thọ nệm không phải ai cũng biết - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Sau một khoảng thời gian sử dụng, cùng với việc muốn tăng tuổi thọ nệm thì chúng ta cần được xoay hoặc lật mặt để đối phó với sự mòn mỏi tự nhiên và áp lực từ trọng lượng cơ thể khi sử dụng giường.

Thói quen này không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ của nệm mà còn giúp giữ cột sống của bạn trong vị trí đúng đắn. Điều này rất quan trọng để đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng cao, giúp bạn thư giãn và không bị gián đoạn.

Tuy nhiên, để quyết định liệu nên xoay hay lật nệm, cần xem xét thành phần và cấu trúc tổng thể của từng loại nệm. Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhờ tư vấn từ người bán hàng. Theo thường lệ, thời gian thích hợp để xoay hoặc lật nệm là khoảng 3 tháng/lần hoặc 1 năm/lần.

Kiểm tra các bộ phận hỗ trợ đặt nệm

Nếu bạn cảm thấy nệm có sự thay đổi hoặc bất ổn về hình dạng, thủng lún và gây ra cảm giác khó chịu, đau mỏi khi nằm thì có thể là do các bộ phận hỗ trợ đặt nệm bị hư hỏng. Do vậy, hãy thường xuyên kiểm tra các bộ phận này và vệ sinh chúng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của nệm. 

Phơi/ hong khô nệm

Tưởng chừng vấn đề phơi/ hong khô nệm là vô cùng đơn giản, tuy nhiên nhiều người lại mắc sai lầm nghiêm trọng trong khâu này. 

Mỗi lần vệ sinh nệm, ngoài việc giặt sạch tấm ga, chăn, mền... bạn nên tránh phơi nệm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo sản phẩm và làm giảm chất lượng một cách đáng kể. Bạn chỉ nên phơi khô nệm ở những khu vực, không gian thoáng mát. Phương pháp này không chỉ giúp nệm nhanh khô mà còn loại bỏ mùi hôi bên trong nệm.

Tuân thủ trọng lượng nâng đỡ tối đa của nệm

Để kéo dài tuổi thọ của nệm, cần tuân thủ trọng lượng nâng đỡ tối đa của nệm, đặc biệt là với những loại nệm có khả năng đàn hồi như nệm lò xo. Nếu nệm thường xuyên chịu áp lực từ việc vượt quá trọng lượng cho phép sẽ khiến cho nệm bị trùng và mất khả năng nâng đỡ vốn có.

Khi chọn mua nệm, hãy hỏi các nhân viên tư vấn về trọng lượng cho phép của nệm. Đồng thời cần nắm rõ thời gian bảo hành nếu nệm gặp tình trạng trùng xuống.

Không nhún nhảy trên nệm

Với các gia đình có trẻ nhỏ, thường xuyên có hoạt động chạy nhảy xung quanh nhà là điều ảnh hưởng không ít đến chiếc nệm của bạn. Với thời gian, bất kỳ áp lực nào đè lên nệm đều có thể gây hư hỏng và làm biến dạng các chất liệu trong nệm. Đặc biệt là với nệm lò xo và nệm bông ép, chúng dễ bị cong vẹo, lún sâu khi bị áp lực mạnh đè lên.

Các chiếc nệm bị biến dạng có thể gây hại cho cột sống lưng và khung xương, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Ngoài ra, chúng sẽ khiến bạn không thoải mái và khó ngủ vì bề mặt nệm không còn êm ái và bằng phẳng như trước. Vì vậy, cần khuyên trẻ nhỏ tránh chạy nhảy cũng như đặt vật nặng lên khung nệm, điều này có thể tăng tuổi thọ nệm rất hiệu quả. 

Hạn chế để thú cưng lên giường

Khi bạn thường xuyên để thú cưng lên giường, lông của chúng sẽ dần bám vào nệm và làm cho chiếc giường bẩn nhanh chóng. Bên cạnh đó, thú cưng còn có thể mang theo bọ, ký sinh trùng và vi khuẩn có hại lên giường, tạo điều kiện cho chúng sinh sôi phát triển. Bề mặt nệm cũng dễ bị tiếp xúc với lông động vật, mồ hôi và thậm chí là nước tiểu, khiến việc dọn dẹp giường trở nên khó khăn và tốn thời gian. Hơn nữa, móng nhọn của thú cưng có thể làm hư hỏng nệm và giảm tuổi thọ của sản phẩm.

Nếu bạn không thể ngăn chặn thú cưng lên giường, bạn nên sử dụng một cây lông lớn để lặn hết lông thú và bụi bẩn. Điều này sẽ đảm bảo sức khỏe của bạn không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây hại. Hơn nữa, bạn nên chuẩn bị ga chống thấm nước và chăn riêng để giảm thiểu tác động của lông thú và các chất bẩn lên chăn ga gối và nệm.

Chọn nệm phù hợp với kích thước của giường

Giường ngủ cần chọn những chiếc có bề mặt bằng phẳng và khô thoáng. Đồng thời, hãy chọn nệm phù hợp với kích thước của giường. Điều này sẽ giúp nệm được nâng đỡ tốt hơn, hạn chế các tình trạng như mất form nệm hay giảm độ bền.

Sử dụng tấm bảo vệ nệm

Mẹo giúp tăng thời gian sử dụng nệm cuối cùng trong bài viết này chính là dùng tấm bảo vệ nệm. Những chiếc tấm bảo vệ nệm này không chỉ giúp giữ nệm sạch sẽ, ngăn mồ hôi và ẩm mốc, mà còn tăng độ êm ái cho chiếc nệm yêu quý của bạn.

Không để nệm tiếp xúc các nguồn nhiệt cao

Ta cần tránh để nệm tiếp xúc với ánh nắng hoặc nguồn nhiệt cao. Vì thế để làm khô nệm, ta vẫn nên ưu tiên để nệm khô tự nhiên hoặc phơi trước gió quạt. Bên cạnh đó, không nên để nệm tiếp xúc với nhiệt độ cao, kể cả đặt đồ ăn hay thức uống nóng trên mặt nệm, đặc biệt là nệm cao su tự nhiên.

Vệ sinh nệm định kỳ, đúng cách

Bước quan trọng nhất để giúp kéo dài tuổi thọ nệm chính là vệ sinh nệm định kỳ. Nên tiến hành vệ sinh nệm 2-3 tháng/ lần để đánh bay vi khuẩn, nấm mốc và mùi khó chịu. Ngoài giúp nệm bền hơn, vệ sinh nệm định kỳ còn giảm nguy cơ mắc bệnh về hô hấp và da liễu.

Tùy vào chất liệu của nệm mà ta cần thực hiện các bước vệ sinh khác nhau. Bạn có thể tự vệ sinh nệm tại nhà hoặc thuê các dịch vụ vệ sinh nệm. Tuy nhiên, không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh vì dễ làm hư cấu trúc nệm.

Với nệm bông ép, ta cần hạn chế việc sấy, tiếp xúc với tia cực tím và nhiệt độ cao vì dễ làm lớp bông ép bị bong ra, giảm tuổi thọ của nệm. Để vệ sinh loại nệm này, hãy tháo lớp bọc nệm bên ngoài, giặt sạch, kê cao phần bị ướt và phơi khô trước gió quạt.

Nếu gặp các vết bẩn có màu, sau khi giặt lớp vải bọc, ta tạt trực tiếp nước lạnh một cách liên tục lên vết bẩn nhằm đẩy chất bẩn ra ngoài.

Đối với nệm cao su, loại nệm này kị tia cực tím, nhiệt nóng và hóa chất. Vì thế, cách vệ sinh loại nệm này sẽ có điểm khác biệt. Trước hết, hãy tháo áo nệm và giặt sạch, tiếp đó dùng máy hút bụi để làm sạch bề mặt nệm. Tránh tác động mạnh, chà xát vì có thể gây bong tróc bề mặt nệm.

Để loại bỏ các vết bẩn trên mặt nệm cao su, ta hãy dùng khăn thấm nước đã được vắt ráo lau vết bẩn, sau đó, sử dụng khăn khô ấn vào chỗ vừa lau để hút nước.