Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Miss Grand International 2024 lại gây sốc: Á hậu 3 từ bỏ danh hiệu

Kinhtedothi - Chưa đầy nửa năm sau đêm đăng quang hào nhoáng, Miss Grand International 2024 - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế đã trở thành “cuộc thi sắc đẹp thị phi” bậc nhất khi liên tiếp chứng kiến hai gương mặt trong Top 5 – bao gồm cả đương kim Hoa hậu – đồng loạt từ bỏ danh hiệu. 

Mới nhất là trường hợp của Á hậu 3 Safié́tou Kabengele (Congo), người đẹp da màu mạnh mẽ, thông minh, từng được kỳ vọng trở thành biểu tượng mới của Miss Grand.

Á hậu 3 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế từ bỏ danh hiệu

Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, Safié́tou nói lời từ biệt với tổ chức Hoa hậu Hòa bình Quốc tế bằng giọng điệu bình thản nhưng quyết đoán: “Không phải vì tức giận, mà vì tình yêu dành cho sự bình yên, những giá trị của mình và người phụ nữ mà tôi đang trở thành.”

Không một lời chỉ trích trực tiếp, không một sự tố cáo cụ thể, nhưng từng câu chữ của Safié́tou lại vang lên như lời tuyên ngôn của một người phụ nữ thức tỉnh, lựa chọn đứng về phía nhân phẩm và lòng tự trọng. Cô khẳng định mình chưa bao giờ bị định danh bởi một chiếc vương miện – "Tôi là tiếng nói. Tôi là sức ảnh hưởng. Tôi là di sản".

Chỉ vài ngày trước đó, Hoa hậu Rachel Gupta – người Ấn Độ, đã khiến cộng đồng người hâm mộ chấn động khi tuyên bố rút lui khỏi danh hiệu Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2024 (Miss Grand International). Trên Instagram có hơn 1,4 triệu người theo dõi, cô viết: “Tôi đã quyết định từ bỏ danh hiệu và trả lại vương miện. Dù đây là giấc mơ lớn nhất cuộc đời, nhưng thực tế lại là hành trình đầy hứa hẹn không thành và môi trường độc hại."

Top 5 Miss Grand International 2024.

Rachel chia sẻ về những tổn thương âm thầm khi phải sống trong một thế giới không giống như điều mà chiếc vương miện tượng trưng. Cô nhấn mạnh, đoạn video vạch trần “sự thật sau ánh hào quang” sẽ sớm được công bố.

Ngay khi Rachel Gupta tuyên bố rút lui, ban tổ chức Miss Grand International lập tức phản ứng. Trên website chính thức, họ cho rằng Rachel không tự nguyện rời bỏ, mà là bị tước danh hiệu vì không hoàn thành nghĩa vụ, tự ý tham gia hoạt động không phép và từ chối chuyến công tác tại Guatemala.

Tổ chức yêu cầu Rachel hoàn trả vương miện trong vòng 30 ngày và cấm sử dụng bất kỳ hình ảnh hay danh xưng liên quan đến danh hiệu Miss Grand International 2024.

Động thái “phản pháo” từ MGI càng làm dấy lên tranh cãi. Trong khi Rachel chưa công khai toàn bộ lý do rời đi, thì Safié́tou lại lựa chọn một cách “ra đi trong im lặng có chọn lọc”.

Từ một mùa giải được đầu tư hoành tráng, thu hút sự chú ý lớn sau đêm chung kết tổ chức ở Myanmar, Miss Grand 2024 giờ đây chỉ còn lại Á hậu 1 đến từ Philippines – người đã được bổ nhiệm làm Tân Hoa hậu – và Á hậu 4 Brazil. Cả hai hiện là những gương mặt duy nhất còn giữ danh hiệu trong Top 5.

Sự rạn nứt liên tiếp từ hàng ngũ chiến thắng khiến hình ảnh Miss Grand International bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc tổ chức này cần có một cuộc “đại cải tổ” thực sự, không chỉ về truyền thông mà cả giá trị cốt lõi phía sau.

Hoa hậu – với công chúng – từng là biểu tượng của vẻ đẹp, tài năng, trí tuệ và cả sự may mắn. Nhưng những vụ việc như của Rachel hay Safié́tou đang cho thấy: chiếc vương miện không phải lúc nào cũng đi kèm với hạnh phúc. Đôi khi, nó là gánh nặng, là giới hạn, là áp lực đến từ những quy tắc bất thành văn trong ngành công nghiệp giải trí.

Câu hỏi đặt ra là: Liệu có bao nhiêu người đẹp từng bị rơi vào trạng thái giống Rachel nhưng không thể lên tiếng? Và liệu các tổ chức hoa hậu có thật sự sẵn sàng lắng nghe, thay vì áp đặt?

Miss Grand International đang đứng giữa ngã ba đường. Họ có thể tiếp tục bằng cách đổ lỗi và giữ vững vỏ bọc chuyên nghiệp, hoặc dũng cảm nhìn lại để làm mới mình từ bên trong. Bởi, không phải ai cũng có thể – và dám – buông bỏ danh hiệu để gìn giữ danh dự.

Khoảnh khắc ông Nawat Itsaragrisil trao vương miện cho đại diện của Philippines - Ảnh: Sash Factor

“Tôi mang theo những bài học, sức mạnh và ánh sáng mà chúng ta đã cùng chia sẻ.” – lời chia tay đẹp và đầy khí chất của Safié́tou cũng chính là thông điệp thức tỉnh cho mọi đấu trường sắc đẹp: Hãy trân trọng người phụ nữ phía sau chiếc vương miện, thay vì chỉ xem họ là một biểu tượng trưng bày.

Cuộc thi Miss Grand International, tức Hoa hậu Hòa Bình Quốc tế, được bắt đầu tổ chức vào năm 2013 tại Thái Lan bởi Nawat Itsaragrisil. Mục tiêu của cuộc thi không chỉ tìm kiếm những người đẹp có ngoại hình xuất sắc mà còn là những đại diện có tầm ảnh hưởng trong việc truyền tải thông điệp hòa bình và chấm dứt chiến tranh.

Miss World 2025: Ý Nhi kêu gọi khán giả bình chọn để chinh phục giải phụ

Miss World 2025: Ý Nhi kêu gọi khán giả bình chọn để chinh phục giải phụ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kỳ Duyên gây chú ý tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2025

Kỳ Duyên gây chú ý tại Hoa hậu Siêu quốc gia 2025

17 Jun, 04:41 PM

Những ngày qua tại Miss Supranational 2025, hình ảnh của Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý. Cô tích cực tham gia các hoạt động cũng như thường tận dụng thời gian để giao lưu cùng đại diện của các quốc gia khác.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ