Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội:Mô hình kiểm soát ATTP bếp ăn tập thể tại 215 trường tiểu học

Kinhtedothi - Sáng 22/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) tại bếp ăn tập thể trường tiểu học và hướng dẫn công tác quản lý ATTP.

Đây là lần đầu TP triển khai mô hình này, bước đầu thực hiện tại 215 trường tiểu học của 10 quận, huyện. Sau đó, mô hình sẽ được nhân rộng trên toàn TP.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn TP hiện có 4.538 trường học có bếp ăn bán trú, căng tin; trung bình 1 ngày cung cấp 117.024 suất ăn.

Quang cảnh hội nghị diễn ra sáng 22/4.

Bà Lê Thị Hằng - Trưởng phòng Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Hà Nội cho biết, trong những năm qua, công tác bảo đảm ATTP tại các bếp ăn trường học đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, và có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, nhờ đó đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhận thức và thực hành của người chế biến tại các bếp ăn tập thể đã được nâng lên. Bên cạnh kết quả đã đạt được còn tồn tại một số thực trạng như: Nguồn gốc thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, ý thức thực hành ATTP của nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, cô nuôi còn chưa cao…, đặt biệt là tình trạng ngộ độc tại bếp ăn tập thể trường học vẫn xảy ra.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ năm 2010 đến năm 2021, trên địa bàn TP xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc nhưng không có trường hợp tử vong, trong đó có 17 vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể (chiếm tỷ lệ 63%), bếp ăn tập thể trường học 8 vụ (chiếm tỷ lệ 47,1%). Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật chiếm trên 40%.

Trước thực tế trên, trong năm 2022 và 2023, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch mô hình kiểm soát ATTP tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai.

Với mô hình này, Sở Y tế Hà Nội đặt ra mục tiêu, 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, ký cam kết trách nhiệm bảo đảm ATTP; niêm yết công khai địa chỉ nguồn gốc nguyên liệu chế biến thực phẩm tại bảng tin nhà trường. Ngoài ra, 100% người lãnh đạo quản lý, người chế biến, người kinh doanh, cô nuôi tại các trường tiểu học xây dựng mô hình được bồi dưỡng kiến thức về ATTP; 100% bếp ăn tập thể trường tiểu học được kiểm tra, giám sát theo quy định; 100% bếp ăn tập thể tại các trường thành lập tổ tự giám sát ATTP, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Đặng Thanh Phong phát biểu tại hội nghị.

Để tăng cường hiệu quả quản lý công tác bảo đảm ATTP tại bếp ăn trường học, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội Đặng Thanh Phong cho rằng, thời gian tới, cơ quan chuyên môn tiếp tục tập trung vào việc rà soát quy trình chuẩn, từ nguyên liệu đầu vào, quy trình chế biến, quy trình bếp ăn 1 chiều, yếu tố con người…, nhất là xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm tận nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm.

Từ mô hình nêu trên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho rằng, TP đặt ra mục tiêu, tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, từ đó khống chế không để ngộ độc thực phẩm đông người mắc và tử vong. Sau khi triển khai mô hình kiểm soát ATTP tại 10 quận, huyện sẽ làm cơ sở để nhân rộng tại các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn.

Theo Cục ATTP, Bộ Y tế, Hà Nội triển khai mô hình kiểm soát ATTP tại bếp ăn trường học vào thời điểm này là vô cùng phù hợp, nhất là ngay sau khi học sinh trở lại trường sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến do dịch Covid-19. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ