Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đất để xây dựng mở rộng công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng có diện tích 159.510m2, bao gồm các chức năng sử dụng đất chính: đất giao thông, đất cây xanh, hồ nước, nhà hỏa tang....

UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 5611/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng, tỷ lệ 1/500, xây dựng tại xã Vật Lại (Ba Vì).

Theo đó, tổng diện tích khu đất nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng khoảng 162.840m2, trong đó, đất đường dân sinh 3.330m2 phục vụ cho dân cư khu vực; đất để xây dựng mở rộng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng 159.510m2 (đất giao thông,  cây xanh, hồ nước, nhà hoả táng, các công trình phụ trợ và đất an táng mộ phần).

 
Công viên nghãi trang Vĩnh Hằng.
Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng.
Cụ thể, đất giao thông trong nghĩa trang 23.576m2, chiếm tỷ lệ khoảng 14,78% tổng diện tích quy hoạch; đất cây xanh mặt nước và các công trình phụ trợ 39.933m2, chiếm tỷ lệ khoảng 25,03%; đất khu an táng theo hình thức cát táng do chủ đầu tư khai thác khoảng 50.767m2, chiếm tỷ lệ 31,83%.

Tổng thể Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng là một quần thể kiến trúc tâm linh thông qua ngôn ngữ tổ chức không gian với chủ thể là các khu mộ phần nằm trong không gian tĩnh lặng, vĩnh hằng. Tỷ lệ cây xanh chiếm một thành phần quan trọng trong tổng thể khu nghĩa trang và vùng đệm. Mỗi ngôi mộ, công trình kiến trúc, đường dạo... là một thành tố trong tổng thể khu nghĩa trang công viên. Hình thức kiến trúc mộ chí phải nghiên cứu thiết kế kỹ lưỡng bảo đảm sự thống nhất, sao cho tạo được sự trang trọng, hài hoà với thiên nhiên...

Tọa lạc trên quả đồi rộng 20 ha, thuộc 2 xã Phú Sơn và Vật Lại của huyện Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội hơn 60 km, Vĩnh Hằng là nghĩa trang đầu tiên của Thủ đô được đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa từ năm 2003. Đến nay đã có hàng trăm ngôi mộ được xây dựng khá kiên cố, nhiều mộ được làm công phu.

Theo quy hoạch, dự báo đến năm 2050, quỹ đất dành cho xây dựng nghĩa trang toàn thành phố Hà Nội sẽ là 1.247 ha. Trong đó, tại khu vực đô thị là 1.103 ha và 144 ha dành cho khu vực nông thôn.