Da lão hóa
Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da. Nghiên cứu chỉ ra những người có chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đủ giấc có nhiều dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, vết chân chim, da xỉn màu, mắt nhiều quầng thâm, sưng đỏ, nhiều bọng mắt, da chảy xệ ở khóe miệng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Stockholm, Thụy Điển, còn chỉ ra những người không ngủ đủ giấc ít hài lòng với ngoại hình bản thân hơn so với những người ngủ đủ giấc.
Tích mỡ nội tạng
Thiếu ngủ gây rối loạn hormone, làm tăng tích trữ mỡ nội tạng. Khi ngủ không đủ giấc, hormone điều chỉnh cơn đói leptin tăng lên và hormone tạo cảm giác no ghrelin giảm xuống khiến bạn liên tục thèm ăn. Nạp quá nhiều calo gây tăng cân, tăng tích mỡ nội tạng.
Thiếu ngủ gây mệt mỏi, khiến bạn lười vận động hơn nên gây tích mỡ nhiều ở vùng bụng.
Rụng tóc
Rối loạn giấc ngủ gây rụng tóc. Khi thiếu ngủ, cơ thể sản xuất nhiều cortisol - hormone căng thẳng dẫn đến tình trạng máu và oxy không được bơm đủ cho da đầu, khiến nang tóc yếu, tóc gãy rụng nhiều, dẫn đến hói đầu.
Trầm cảm
Trong thời đại ngày nay, mất ngủ dường như đã trở thành “căn bệnh thế kỷ”. Theo nguyên cứu, cứ 3 người thì lại có 1 ngày mắc chứng khó ngủ. Do không ngủ được, họ gần như đắm chìm vào những mớ suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng và chính những khúc mắc ấy cứ lặp đi lặp lại trong đầu của họ.
Nếu như ai không thể gỡ bỏ những suy nghĩ đó thì chắc chắn, tâm trạng của bạn sẽ không thể vui vẻ lên được. Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn mắc chứng trầm cảm.
Teo cơ bắp
Mất ngủ thường xuyên gây rối loạn chức năng chuyển hóa, làm mất khối lượng cơ bắp. Thiếu ngủ làm suy giảm tốc độ tổng hợp protein. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến teo cơ ở tay, chân.
Ngoài những vấn đề gặp phải trên cơ thể, thiếu ngủ thời gian dài còn làm suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, huyết áp cao, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và nhiều bệnh lý mãn tính khác.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người trưởng thành cần ngủ 8 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe tốt.
Tăng hàng loạt nguy cơ sức khỏe khác
Một nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc giúp duy trì hệ miễn dịch. Những người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm có khả năng mắc cảm lạnh cao hơn gần ba lần so với những người ngủ đủ giấc.
Vì các vấn đề giấc ngủ phổ biến hơn ở phụ nữ, có thể có những yếu tố nguy cơ đặc biệt ở nhóm này. Chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ và mãn kinh có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của nữ giới.
Cách xử lý tình trạng thiếu ngủ
Một giấc ngủ ngắn vào giữa ngày có thể giúp bù đắp thiếu ngủ trong ngắn hạn và giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Nếu bạn không thích ngủ trưa, hãy thử thiền định để có giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể bù giấc ngủ vào những ngày cuối tuần.
Mỗi người có nhu cầu ngủ khác nhau. Bạn nên tìm hiểu và thử nghiệm xem điều gì sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ. Sử dụng nhật ký giấc ngủ thường xuyên có thể giúp bạn nhận thức rõ hơn về thói quen ngủ của mình. Đôi khi, giấc ngủ tốt chỉ cần một thói quen vững chắc như ngủ đúng giờ.
Vào buổi tối, cần tránh xem màn hình điện thoại trước giờ đi ngủ, tập thói quen thư giãn hoặc chánh niệm giúp bạn thư thái và cố gắng không ăn quá trễ, đặc biệt là đồ ngọt. Ban ngày, bạn có thể tập thể dục và hạn chế caffeine vào buổi chiều muộn.
Ngoài ra, đừng quên các yếu tố môi trường trong nhà như tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Bạn có thể lắp rèm chắn sáng, thêm thảm và rèm cửa vì các vật liệu mềm sẽ hấp thụ âm thanh, giúp giảm tiếng vọng trong không gian. Một số nghiên cứu cho thấy hình dạng, kích thước và chất lượng của gối có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Hãy thay đổi bộ chăn ga gối, đầu tư vào một chiếc gối tốt hơn, phù hợp với loại cơ thể hoặc tư thế ngủ yêu thích của bạn.