Kinhtedothi - Quan chức cấp cao Nga nói rằng kế hoạch bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc về nghị quyết yêu cầu Nga phải chịu trách nhiệm bồi thường trong cuộc chiến với Ukraine là nhằm hợp pháp hóa tài sản bị đóng băng của Moscow.
Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Dmitry Polyansky. Ảnh: Tass
Tass đưa tin, Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc (LHQ), ông Dmitry Polyansky, ngày 13/11 tuyên bố rằng Đại hội đồng Liên hợp quốc không được phép thiết lập bất kỳ cơ chế nào để bắt buộc Nga phải trả tiền “bồi thường” chiến tranh cho Ukraine, theo một nghị quyết sẽ được đưa ra biểu quyết trong ngày 14/11.
Trong bài viết trên tài khoản Telegram hôm Chủ nhật, ông Polyansky nhấn mạnh: “Các nước phương Tây đã lên kế hoạch cho chiến dịch gây áp lực mới đối với Nga, đó là thúc đẩy Đại Hội đồng LHQ thông qua một dự thảo nghị quyết về việc yêu cầu Nga chịu trách nhiệm bồi thường trong cuộc xung đột quân sự với Ukraine. Những nước này đang tìm cách thiết lập một cơ chế sẽ không được Đại hội đồng kiểm soát. Dự thảo nghị quyết này chắc chắn không có hiệu lực về mặt pháp luật vì Đại hội đồng LHQ không có thẩm quyền như vậy".
Theo nhà ngoại giao Nga, nỗ lực nhằm đưa nghị quyết này ra biểu quyết tại Đại Hội đồng LHQ giống như các quốc gia phương Tây đang “chọc vào tổ ong”.
Đồng thời, ông Polyansky cũng lưu ý rằng kế hoạch của phương Tây đưa ra biểu quyết tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 14/11, yêu cầu Nga phải chịu trách nhiệm bồi thường trong cuộc chiến với Ukraine thực chất nhằm mục đích hợp pháp hóa tài sản bị đóng băng của Moscow.
"Rõ ràng, số tài sản bị đánh cắp của Nga chắc chắn sẽ được dùng để mua vũ khí mới hoặc thanh toán các khoản nợ của Ukraine" - quan chức ngoại giao Nga cho hay.
Theo kế hoạch, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ nối lại phiên họp khẩn cấp vào ngày 14/11 để biểu quyết về một nghị quyết yêu cầu Nga phải chịu trách nhiệm về việc bồi thường trong cuộc chiến với Ukraine. Nghị quyết do các nước phương Tây cùng Ukraine soạn thảo cũng kêu gọi Nga ngừng chiến dịch quân sự tại Ukraine và rút quân.
Không giống như các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, các nghị quyết của Đại hội đồng LHQ không có tính ràng buộc pháp lý, nhưng chúng phản ánh dư luận thế giới và thể hiện sự phản đối rộng rãi đối với hành động quân sự của Nga.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.