Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Một mảnh đất có 2 sổ đỏ, giải quyết thế nào?

Câu hỏi

Xin hỏi luật sư, nếu một mảnh đất được cấp cho 2 người khác nhau, mà tôi mua mảnh đất đó rồi thì phải làm thế nào? 

Trả lời

Trong thực tiễn hoạt động mua bán đất đai tại Việt Nam, việc xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất là điều không hiếm gặp. Đặc biệt, khi có nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho các cá nhân khác nhau đối với cùng một diện tích đất, tình hình càng trở nên phức tạp và gây nhiều khó khăn trong xác định quyền hợp pháp của các bên liên quan.

Ảnh minh hoạ

Theo Điều 4 của Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất hợp pháp là người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, hoặc công nhận quyền sử dụng đất; đồng thời, họ phải đang sử dụng đất ổn định, lâu dài, không tranh chấp, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trong trường hợp có nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cùng một diện tích đất, cần phải xác định giấy chứng nhận nào là hợp pháp dựa trên hồ sơ, thủ tục cấp giấy, thời điểm cấp, và các chứng cứ liên quan. Thực tế, không có chuyện cả hai giấy chứng nhận đều có giá trị cùng lúc; một trong hai giấy có thể là giả mạo hoặc cấp sai quy trình.

Trong trường hợp này, việc xác minh nguồn gốc đất, quá trình sử dụng, cũng như các giao dịch liên quan là vô cùng quan trọng để làm rõ ai là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất đó. Người dân cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại có hai giấy chứng nhận cấp cho cùng một diện tích đất. Nếu phát hiện giấy chứng nhận là giả mạo hoặc sổ giả, người dân có thể trình báo cơ quan công an để xử lý hành vi làm giả giấy tờ nhà nước.

Ngược lại, nếu giấy chứng nhận là thật nhưng cấp chồng lấn, thì người có quyền lợi hợp pháp có thể khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận cấp sai quy trình, không đúng đối tượng hoặc cấp chồng lấn lên đất của mình.

Nếu phát hiện có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong quá trình giao dịch đất đai, bạn có thể trình báo công an để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp giấy chứng nhận của bạn là giả mạo hoặc do người khác làm giả, việc trình báo cơ quan công an là cần thiết để xử lý hành vi phạm pháp.

Ngoài ra, trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, các cơ quan chức năng như UBND cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh sẽ tiến hành hòa giải, xác minh nguồn gốc đất, và xử lý các tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết tranh chấp tùy thuộc vào thẩm quyền và mức độ phức tạp của vụ việc, có thể kéo dài từ vài tháng đến hơn một năm. Trong mọi trường hợp, việc xác định giấy chứng nhận nào là hợp pháp là bước quan trọng để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng Luật sư Kết Nối

Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk: tạm giữ “nữ quái” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đắk Lắk: tạm giữ “nữ quái” lừa đảo chiếm đoạt tài sản

25 Apr, 07:21 PM

Kinhtedothi - Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Hà Thị Thu Thủy (49 tuổi) trú tại phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vì hành vi làm giả giấy thông báo của Công an tỉnh để lừa 540 triệu đồng của người dân.

Lạng Sơn: tạm giữ gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: tạm giữ gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

25 Apr, 05:35 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Đội Quản lý thị trường số 6, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện và tạm giữ gần 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ