Địa ngục trần gianSau bức tường đồ sộ của Nhà tù Hỏa Lò, theo bước chân du khách đi đến thăm quan các gian phòng của Nhà tù. Gian đầu tiên đó là phòng giới thiệu của Ban quản lý Di tích tóm tắt về Nhà tù Hỏa Lò: Đi hết các phòng giam từ tập thể cho đến các phòng tối biệt lập chật chội, thiếu không khí, với những gọng cùm, xà lim, dây xích … ai nhìn vào đó cũng thấy những chính sách hà khắc thế nào của các đế quốc xâm lược gieo giắc lên đầu người dân Việt Nam.
|
Rất đông người đến tham qua tại Nhà tù Hỏa Lò. |
|
Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng những tù chính trị tại Nhà tù Hỏa Lò vẫn kiên trung đấu tranh vì độc lập dân tộc, giải phóng đất nước. |
Nơi được coi là “địa ngục của địa ngục” là CaChot- một trong những nơi đáng sợ nhất. Phòng giam thì tối tăm, chật hẹp, không một chút ánh sáng. Tại đây người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm chân trong đêm. Hay khu xà lim cũng là một nơi khủng khiếp không kém CaChot. Không những bị giam giữ trong ngục tối, hôi hám mà người chiến sỹ còn bị tra tấn về tinh thần.
|
Máy chém theo Luật 10-59. |
Máy chém theo Luật 10-59. Theo sử sách ghi lại: Chiếc máy chém từ thời Thực dân Pháp. Tháng 4 năm 1959, Quốc hội Việt Nam Cộng hoà thông qua Luật số 91. Luật này được ban hành ngày 6/5/1959 mang tên "Luật 10-59" về thành lập các "tòa án quân sự đặc biệt". Theo Luật này, bản án chỉ có hai mức: Tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm án, không có kháng cáo, bản án phải thi hành ngay... áp dụng cho tất cả mọi phạm nhân bị quy kết là "phạm tội ác chiến tranh chống lại nhà nước Việt Nam Cộng Hòa", chính là những cán bộ cách mạnh Việt Minh chống Pháp và sau này là chống Mỹ. Từ năm 1957 đến 1959 đã có hơn 2.000 người bị hành quyết vì ủng hộ cách mạng Việt Nam.
|
Ông Khúc Văn Tuấn, xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. |
Ông Khúc Văn Tuấn, xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội: Tôi là thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từng là lãnh đạo trong một đơn vị chiến đấu tại chiến trường Quảng Bình. Hôm nay đến đây tham quan, để nhớ lại những kỷ niệm xưa và sẽ tổ chức cho anh chị em cùng đến đây tham quan. Ở đây có nhiều hình ảnh, vật dụng mà quân đội Pháp, Mỹ sử dụng dã man đối với cán bộ cách mạng của ta, nhiều người đã rơi nước mắt kể cả tuổi trẻ và người nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đối xử với tù binh của họ đầy lòng nhân ái.
Ông Ô Ta Ka Ni đến từ Nhật Bản, chia sẻ: Lần đầu tiên tôi đến Nhà tù Hỏa lò của các bạn. Tôi rất ngạc nhiên với những gì mà giặc Mỹ đã gieo giắc trên đất nước Việt Nam. Có cái gì đó hơi giống ở Nhật Bản. Khi tôi nhìn thấy máy chém mà giặc Mỹ đã lê đi khắp miền Nam, miền Bắc để giết bao nhiêu người, tim tôi đã đau nhói. Tôi rất khâm phục người Việt Nam.
Sức mạnh trí tuệ của dân tộcÔng Tuấn cho biết thêm, tôi thấy nhà tù Hỏa Lò còn triển lãm rất nhiều hình ảnh, hiện vật sinh động về cuộc chiến đấu dũng cảm của quân và dân Việt Nam trong đó có Hà Nội. Tôi thấy tinh thần yêu nước của người Việt Nam rất cao và quả cảm, thể hiện rõ nhất là khẩu hiệu “Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người”, mọi tình cảm, vật chất của hậu phương lớn miền Bắc dành cho tiền tuyến lớn miền Nam vì mục tiêu giải phóng và thống nhất đất nước. Những hình ảnh này nhà báo nên ghi lại và tuyên truyền nhiều để mọi người dân Việt Nam, khách quốc tế được biết đến một Việt Nam nhỏ bé, anh hùng nhưng nhân đạo, đầy tình cảm vị tha và nhân văn này.
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh đang chỉ đạo về thế trận lòng dân trong kháng chiến chống Mỹ. |
Dù Luật 10-59 là nỗi hãi hùng của nhân dân miền Nam dưới thời Ngô Đình Diệm, nhưng điều đó không ngăn được cao trào đấu tranh nhân dân lan rộng ở nông thôn miền Nam. Đỉnh cao Cao trào Đồng khởi đã đạt tới đỉnh cao là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20/12/1960. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo tối cao của Cách mạng đã đánh giá đó là “sự ra đời của một lực lượng tất thắng”. Nối tiếp cao trào ấy là cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm Mậu Thân 1968 đấu tranh toàn diện của quân và dân Việt Nam, sự đoàn kết một lòng giữa Đảng với dân, giữa 2 miền Nam – Bắc đất nước.
|
Thanh niên Hà Nội lên đường hành quân vào miền Nam chiến đấu. |
|
Người Hà Nội hướng về miền Nam với câu nói bất hủ "Nhà cửa có thể sập, nhưng có một thứ không thể sập đó là con người". |
Nhà tù Hỏa Lò, lưu giữ những kỷ vật của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Dù là 2 đế quốc khác nhau, 2 thời điểm kéo dài hàng chục năm, nhưng làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đó là sự kế thừa truyền thống nhất tề nổi dậy từ Cách mạng tháng Tám 1945 chống giặc Pháp xâm lược; là thành quả của đường lối chỉ đạo đúng đắn, trí tuệ, sáng tạo về con đường giải phóng dân tộc của Đảng ta và người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Là du học sinh trở về nước từ Đu Bai, em Võ Lê Thành An, viết lưu niệm tại Nhà tù Hỏa Lò, chia sẻ: Em không được sống trong thời kỳ gian khổ đó của đất nước, nhưng khi đến đây được nhìn tận mắt, em học được nhiều hơn khi mình học ngồi trên ghế nhà trường. Em hiểu được nhiều hơn về lịch sử của Việt Nam trong chiến tranh, với những khó khăn của người Việt phải trải qua bom lửa như thế nào. Không được sống trong thời kỳ ấy, nhưng đã đến đây rồi, xem được những hình ảnh này em rất tự hào với khí phách của dân tộc mình. Em thấy người Việt tuy nhỏ bé, nhưng có thể dùng trí tuệ, khả năng của mình làm được nhiều việc để thế giới biết đến. Là thế hệ trẻ em nghĩ mình có trách nhiệm cố gắng học tập, dùng kiến thức kết hợp với phát huy giá trị lịch sử đó để thế giới biết đến nhiều hơn, không chỉ trong chiến tranh mà còn trong xây dựng đất nước ngày nay.