Nếu sau này khi dịch Covid-19 qua đi và các nhà sử học đánh giá cách xử lý của từng quốc gia trong sự kiện lần này, New Zealand chắc chắn sẽ là tấm gương nổi bật.
Quốc gia Nam Thái Bình Dương đi theo một phương thức tiếp cận riêng. Khác với những quốc gia phương Tây, New Zealand đã đưa ra một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất trước cả khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên, và cách ly các bệnh nhân ngay lập tức để tình hình lây lan không vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Số liệu tích cực
Những số liệu hiện nay của New Zealand vẫn ở mức đầy hứa hẹn. Tỷ lệ ca nhiễm mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong vài tuần và số người tử vong ở 11 – một trong những mức thấp nhất ghi nhận ở các quốc gia phát triển có bệnh dịch. Thủ tướng Jacinda Ardern đầu tuần tới sẽ quyết định có bắt đầu nới lỏng các lệnh cách ly yêu cầu mọi người dân, trừ lao động thiết yếu phải ở nhà.
Một con phố vắng vẻ vì lệnh cách ly ở New Zealand. |
“Chúng tôi có cơ hội để làm điều mà không một quốc gia nào khác đạt được – đó là loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh”, bà Ardern hôm 16/4 chia sẻ với báo giới tại Wellington, đồng thời khuyến cáo việc dỡ bỏ sớm các lệnh phong tỏa có thể gây hậu quả. cảnh báo chống lại các hạn chế thư giãn quá nhanh.
Giới quan sát thì cho rằng mục tiêu cao cả của quốc đảo này không thực tế và có thể gây tổn thất to lớn với nền kinh tế. Ngay cả khi New Zealand thành công, nước này sẽ buộc phải đóng cửa biên giới với nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian đáng kể để ngăn chặn virus. Điều đó sẽ làm suy giảm ngành công nghiệp du lịch, nguồn thu nhập ngoại hối lớn nhất của nước này.
Theo Michael Baker, giáo sư tại Đại học Otago, thuộc Bộ Y tế Công cộng thuộc Đại học Otago, ở Wellington, có một thực tế khoa học mà hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây dường như đã phớt lờ. Đó là virus Corona chủng mới gây ra đại dịch Covid-19 thường có thời gian ủ bệnh từ 5-6 ngày, gấp đôi so với cúm thường.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern |
“Nếu có người nhiễm bệnh và được cách ly nhanh chóng đồng thời theo dõi những người tiếp xúc gần, việc này sẽ ngăn việc lây lan”, theo ông Baker. “Trong trường hợp người bệnh mắc cúm, điều này không hiệu quả bởi thời điểm được phát hiện có bệnh và truy tìm những người tiếp xúc gần thì đã quá muộn, họ đã lây bệnh cho người khác”. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia tiếp cận cách xử lý đại dịch Covid-19 như thể đó là bệnh cúm, ông Baker nói, “họ cố gắng làm chậm tiến độ lây lan thay vì xóa sổ virus”. Các quốc gia như Mỹ hay phương Tây đã chọn các nỗ lực như trên.
Bước ngoặt chiến thuật
New Zealand ban đầu cũng có cách tiếp cận đó. Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát, Thủ tướng Ardern cũng đề cậpviệc làm phẳng đường cong lây lan của virus để đảm bảo hệ thống y tế có thể đối phó.
Tất cả đã thay đổi vào ngày 23/3, khi nữ Thủ tướng tuyên bố lệnh phong tỏa kéo dài 4 tuần trên toàn quốc sẽ bắt đầu hai ngày sau đó. Bà Ardern khẳng định, nếu không có các biện pháp này thì hàng chục nghìn người New Zealand có thể chết vì bệnh dịch. Ngay sau đó, các ngành công nghiệp bị đóng cửa, trường học ngừng và chỉ có các siêu thị, nhà thuốc được mở cửa. Vào giai đoạn đó, New Zealand mới có 102 ca nhiễm và chưa có ca tử vong. Trong khi hầu hết quốc gia khác chỉ có động thái tương tự khi số ca tử vong tăng lên.
Chiến lược của New Zealand là chấp nhận hy sinh nền kinh tế tạm thời, để sau đó khi hồi phục sẽ ở tốc độ nhanh hơn so với những nước bị ảnh hưởng bởi dịch kéo dài. Nước này cũng yêu cầu xét nghiệm diện rộng và truy tìm các trường hợp tiếp xúc gần. Cho đến nay, khi tổng số ca nhiễm tăng lên 1.409, nước này vẫn tránh được tình trạng gia tăng “lũy thừa” như ở châu Âu hay Mỹ. Hôm nay, chỉ có 8 trường hợp nhiễm mới được ghi nhận, con số thấp nhất trong 4 tuần qua.