Một triệu người xuống đường biểu tình tại London vì "ân hận"

Hương Thảo (Theo The Age)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một cuộc đấu tranh vì Brexit đã bùng nổ trên nhiều con phố ở London hôm 23/3, khi người dân Anh có thể đưa ra lựa chọn ở lại EU.

Người biểu tình hôm 23/3 dương cao các biểu ngữ phản đối Brexit, chính phủ cùng lá cờ EU. 
Các nhà tổ chức cho rằng hơn 1 triệu người đã tham gia vào cuộc diễu hành hôm 23/3, đồng thời ước tính rằng một khi nó trở nên chính thức trên toàn quốc, đây sẽ là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất tại Vương Quốc Anh. Với khẩu hiệu "Để đó cho mọi người", cuộc biểu tình diễn ra thể hiện kiến ​​nghị trực tuyến đang được đưa ra nhằm kêu gọi Brexit bị hủy bỏ - hiện đã vượt quá 4,5 triệu chữ ký.
Diễn biến phức tạp tại trung tâm thủ đô London khi chính phủ Thủ tướng Theresa May dường như không thể tự mình thay đổi tiến trình bế tắc của Brexit vào đúng hạn để định hình các động thái tiếp theo của Anh. Sự phản đối công khai phản ánh một lựa chọn đã từng diễn ra hồi 2016: Giao quyền quyết định cho cử tri.
Nhiều chính trị gia của Đảng Lao động đối lập đã được bắt gặp trong đám đông dày đặc tại quảng trường Quốc hội khi đưa ra những chỉ trích với chính phủ, và rằng nữ thủ tướng đã mất quyền kiểm soát quá trình Brexit. Quan điểm này phần nào cũng đã được chứng minh sau một tuần hỗn loạn và hoang mang vừa qua tại Anh - nơi dường như mọi thứ không thể thay đổi sau bao nỗ lực của chính quyền bà May.
Nếu trở nên chính thức, đây có thể là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất mà Anh từng chứng kiến. 
Sau hội nghị thượng đỉnh tại Brussels, hạn Brexit của Anh đã bị đẩy lùi từ ngày 29/3 về muộn nhất là ngày 22/5 mặc dù Anh chưa cho thấy bất cứ dấu hiệu nào về việc có thể rời EU sau hạn đó hay không. Bên cạnh đó, thỏa thuận đã bị từ chối 2 lần của bà May nếu vẫn không thể được Nghị viện Anh thông qua vào tuần tới, thì quốc gia này có thể hướng đến một sự ra đi không thỏa thuận hoặc một cuộc tổng tuyển cử sớm, hay thậm chí là một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2.
Các nhà phê bình cho rằng một cuộc trưng cầu dân ý lần 2 sẽ gây tổn hại sâu sắc đến nền dân chủ và phản ứng tiêu cực của những người chọn ra đi. Tuy nhiên một Brexit không có thỏa thuận sẽ mang lại tương lai còn đáng lo ngại hơn với nước Anh, bao gồm tình trạng thiếu thuốc men và lương thực; ùn tắc giao thông lớn vì kiểm soát hải quan...
Thực tế là trong hầu hết các cuộc thăm dò năm qua đã cho thấy, một phần không nhỏ người dân Anh giờ đây sẽ chọn ở lại trong khối EU, khi điều này không chỉ đến từ việc thất vọng với biểu hiện của chính phủ và tiến trình Brexit hiện tại, mà còn do sự thay đổi nhân khẩu học. Những người trẻ tuổi hơn vốn rất ủng hộ EU, trong khi nhiều thanh thiếu niên từng không có quyền bỏ phiếu hồi năm 2016 thì nay đã ở độ tuổi bỏ phiếu. Đa số cử tri từ 65 tuổi trở lên đã bỏ phiếu rời khỏi khối liên minh vào 3 năm trước và nhiều người trong số họ hiện đã chết.