Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mưa lớn kéo dài, Quốc Oai huy động lực lượng ra đồng cứu lúa

Kinhtedothi - Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài làm nhiều diện tích lúa của huyện Quốc Oai ngập úng, nguy cơ bị mất trắng. Với phương châm, “xanh nhà hơn già đồng”, sáng 24/5, huyện Quốc Oai đã huy động lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, các đoàn thể… hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa.
Mực nước sông Tích trên địa bàn huyện Quốc Oai đến 7 giờ ngày 24/5 là 6,65m

Theo số liệu tổng hợp của Phòng Kinh tế huyện Quốc Oai, tính đến 8 giờ sáng 24/5, tổng lượng mưa trên địa bàn huyện đo được là 250 mm. Mực nước sông Tích đến 7 giờ ngày 24/5 là 6,65m (trên báo động lũ cấp 1 là 0,25m). Mưa lớn kéo dài làm mực nước sông Tích dâng cao đột ngột, ngập úng khoảng 100 ha lúa chưa gặt tập trung ở các xã: Phú Cát, Cấn Hữu, Hòa Thạch, Yên Sơn, Thị Trấn, Thạch Thán... Mưa lớn cũng đã làm bục cống đê bao Đìa Nứa, thôn Đông Thượng và Đìa Cuối, thôn Đông Hạ, xã Đông Yên.

Hiện toàn huyện Quốc Oai có 100ha lúa bị ảnh hưởng ngập úng

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, ngay trong sáng 24/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã chỉ đạo các lực lượng chức năng và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai các xã, thị trấn kiểm tra thăm đồng, tuyên truyền vận động bà con nông dân tập trung nhân lực, máy móc thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa Xuân ở khu vực ngập úng theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", huyện Quốc Oai huy động lực lượng gồm quân đội, dân quân, lực lượng xung kích, các đoàn thể... hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa bị ngập

Ghi nhận tại xã Phú Cát sáng 24/5, ngay từ 6 giờ sáng, mặc dù trời mưa nhưng lực lượng quân đội và các đoàn thể trên địa bàn xã đã có mặt ở các cánh đồng để hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa. Chủ tịch UBND xã Phú Cát Ngô Văn Tuyên cho biết, tính đến sáng 24/5, toàn xã có 53ha lúa bị ảnh hưởng bởi ngập úng, trong đó có hơn 10ha ngoài đê. Đây toàn bộ là trà lúa sớm của xã, dự kiến thu hoạch trước 30/5.

Nhận định tình hình mưa còn kéo dài, do đó để bảo vệ tài sản cho Nhân dân, xã đã huy động các chiến sĩ của Tiểu đoàn Hóa học 1905, 100% lực lượng cơ động của xã gồm các đoàn thể vào cuộc hỗ trợ người dân thu hoạch lúa. Đến trưa cùng ngày, đã thu hoạch được 80% diện tích lúa bị ngập úng.

Mặc dù trời mưa, nhưng ngay từ sáng sớm, lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn xã Phú Cát đã đến hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa

Tương tự, xã Cấn Hữu cũng là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng do ngập úng đợt này. Hiện toàn xã có 40ha lúa Xuân bị ngập. Theo Chủ tịch UBND xã Cấn Hữu Nguyễn Quang Khải, diện tích lúa này thuộc trà lúa sớm của xã và dự kiến thu hoạch sau 10 ngày nữa. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của ngập úng, xã tuyên truyền Nhân dân thu hoạch sớm. Do thu hoạch sớm, cộng với ngập úng, nên dự kiến năng suất lúa sẽ giảm khoảng 30 - 40%.

Do phải thu hoạch sớm, cộng với ngập úng nên dự kiến năng suất lúa sẽ giảm

Trưởng Phòng Kinh tế huyện Quốc Oai Nguyễn Quang Thắm cho biết, sáng 24/5. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của huyện đã ban hành Lệnh báo động lũ cấp I trên sông Tích và đi kiểm tra thực tế tại một số địa phương.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Quốc Oai đang huy động lực lượng đóng bao tải cát ngăn nước tràn các bờ đê

Đồng thời, huy động người và phương tiện máy móc, bao tải chở đất để xử lý dứt điểm lỗ bục cống đê bao Thôn Đông Thượng, Đông Hạ xã Đông Yên. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của huyện yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục theo dõi diễn biến dự báo thời tiết thông tin kịp thời đến người dân trên địa bàn, chủ động biện pháp phòng chống thiên tai; tập trung lực lượng khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Cùng với đó, chỉ đạo Xí nghiệp thủy lợi Quốc Oai vận hành các trạm bơm tiêu Đại Thành, Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát, Muôn Ro, Cấn Hạ, Vĩnh Phúc, Trại Ro, Thông Đạt vận hành hết công suất để kịp thời tiêu úng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ