Trả lời:
Điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể: “Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Như vậy, đối với trường hợp của bạn, việc bán chiếc xe do phạm tội mà có sẽ làm giao dịch dân sự của bạn trở nên vô hiệu.Áp dụng Điều 131 Bộ luật Dân sự về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì trường hợp của bạn được giải quyết như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên ngay tình (ngay thẳng, thực thà, tình thế rõ ràng- thuật ngữ trong Bộ luật Dân sự) trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.Từ những căn cứ trên, nếu trong trường hợp bạn không biết đó là xe do vi phạm pháp luật mà có thì bạn sẽ không phạm tội. Bạn có thể trình báo đến cơ quan công an về hành vi của người bán xe và khởi kiện người này ra tòa để yêu cầu hoàn trả lại số tiền tương đương giá trị chiếc xe bạn đã mua.Luật sư Đào Nguyên Thuật - Đoàn Luật sư TP Hà Nội