Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mục sở thị quy trình ướp đệ nhất trà Hà Nội

Kinhtedothi - Để có một gói trà sen, người nghệ nhân cần trải qua nhiều công đoạn từ việc hoa sen sớm, tách gấy gạo và phải trải qua 7 lần tẩm ướp với quy trình rất thủ công, tỉ mỉ.
  • Gia đình bà Nguyễn Thị Dần (97 tuổi) sống tại 33 Tô Ngọc Vân, Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) có 4 đời làm trà sen truyền thống.
  • Bà Dần cũng chính là nghệ nhân làm trà sen lớn tuổi nhất Hà Nội. Hiện nay, do tuổi cao sức yếu, bà Dần truyền lại nghề làm trà sen cho con cháu.
  • Hiện nay, người tiếp quản cơ nghiệp này là cô Ngô Thị Thân (con gái bà Dần).
  • Trà sen Tây Hồ được chia làm 2 loại: trà sen truyền thống và trà sen ướp xổi. 
  • Với trà sen ướp xổi, cách ướp rất đơn giản, trà được bỏ vào trong bông sen, sau đó dùng lá sen bọc chặt bên ngoài. Bông sen sau khi bọc chè sẽ được ngâm một đêm để hương sen thấm đều vào chè. Loại trà sen này thường được bán lẻ với giá khoảng 35.000 đồng/bông (pha được 2 ấm trà).
  • Về trà sen truyền thống, để làm ra được 1kg trà sen, nghệ nhân cần từ 1000 – 1200 bông sen. Theo đó, sen ướp trà phải là những bông sen mọc trong đầm làng Quảng Bá, sen phải được hái trước lúc mặt trời mọc sau đó mang về tách lấy gạo rồi mới đem ướp.
  • Trong quá trình làm ra trà sen, việc lấy gạo sen là công đoạn khó nhất, người nghệ nhân phải khéo tay, nhanh mắt để gạo không bị nát, giữ nguyên mùi thơm đặc trưng của sen.
  • Làm trà sen ngoài kỹ thuật còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng công đoạn. Ví như, việc lấy gạo sen, nếu người làm chỉ cần sơ suất một chút là hạt gạo sẽ nát, bay mất hương thơm, khi ướp trà sẽ không đảm bảo chất lượng.
  • Gạo sen được ví như túi hương của hoa, được nghệ nhân tách riêng dùng để ướp trà.
  • Ướp trà sen phải thao tác đủ 7 lần ướp, cứ một lượt gạo lại 1 lượt chè, ướp xong mang đi sấy khô, mỗi lần sấy xong lại sàng lọc và thêm vào một lượt gạo mới, cứ như vậy đến khi nào đỏ chè, chè có mùi thơm hòa quyện với sen.
  • Chè được chọn phải là chè Tân Cương (Thái Nguyên) cánh nhỏ, thẩm hương vừa độ. Trà sen đạt chất lượng là nước trà trong xanh, khi uống có vị chát sau đó ngọt đượm hương sen trong miệng.
  • Điểm đặc biệt của trà sen là tất cả các công đoạn đều được làm thủ công với toàn bộ nguyên vật liệu là thiên nhiên, không hóa chất.
  • Trà sen Tây Hồ truyền thống được bán với giá rất cao khoảng 700.000 đồng/lạng. Thường phục vụ cho đối tượng khách sành về các loại trà hoặc làm quà biếu, bán cho khách nước ngoài…
  • Ở Hà Nội, số nghệ nhân gắn bó với nghề này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
  • Chính vì thế, dù có giá đắt đỏ bậc nhất thị trường nhưng không phải ai có tiền cũng có “duyên” thưởng thức loại trà hảo hạng được ví như “đệ nhất trà" này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

01 May, 04:55 AM

Kinhtedothi - Một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ