Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Mỹ dự kiến tái cấu trúc ngoại giao, giảm mạnh hiện diện tại Châu Phi

Kinhtedothi - Sắc lệnh hành pháp mới nhằm tái cấu trúc Bộ Ngoại giao, tinh giản chi phí và điều chỉnh theo ưu tiên chiến lược.

Theo một dự thảo sắc lệnh từ Nhà Trắng, Mỹ dự kiến giảm mạnh hiện diện ngoại giao tại Châu Phi và đóng cửa nhiều văn phòng Bộ Ngoại giao phụ trách khí hậu, nhân quyền và hợp tác văn hóa.

Sắc lệnh này là một phần trong chiến lược giảm chi tiêu của chính phủ, nhằm điều chỉnh cơ cấu Bộ Ngoại giao theo các ưu tiên mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, bắt đầu từ ngày 1/10 tới.

Theo dự thảo, thay đổi lớn nhất là tái tổ chức hoạt động ngoại giao toàn cầu của Mỹ thành bốn khu vực: Âu Á, Trung Đông, Mỹ Latinh và Châu Á – Thái Bình Dương, trong khi Châu Phi sẽ không còn là khu vực riêng biệt như trước.

Văn phòng Bộ Ngoại giao phụ trách Châu Phi sẽ bị giải thể và thay bằng “Văn phòng Đặc phái viên về các vấn đề Châu Phi”, trực thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, thay vì nằm trong Bộ Ngoại giao.

Mỹ dự kiến tái cấu trúc ngoại giao, giảm mạnh hiện diện tại Châu Phi. Ảnh: Alamy Stock

Dự thảo cũng đề xuất đóng cửa tất cả đại sứ quán và lãnh sự quán “không cần thiết” tại khu vực cận Sahara. Các phái bộ còn lại sẽ được hợp nhất và hoạt động theo “nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể”, với trọng tâm chuyển sang chống khủng bố và quản lý tài nguyên chiến lược.

Ngoài khu vực Châu Phi, sự hiện diện ngoại giao của Mỹ tại Canada cũng sẽ bị thu hẹp. Đại sứ quán tại Ottawa sẽ giảm quy mô hoạt động “đáng kể”, dù Canada vẫn là một đồng minh lâu năm trong khu vực Bắc Mỹ.

Không chỉ tái cơ cấu theo khu vực, dự thảo còn đề xuất xóa bỏ nhiều văn phòng hiện tại của Bộ Ngoại giao, gồm các đơn vị phụ trách biến đổi khí hậu, đại dương, công lý hình sự toàn cầu, nhân quyền và văn phòng dành cho phụ nữ và trẻ em gái Afghanistan.

Một chương trình hợp tác văn hóa lâu đời, bao gồm việc quảng bá tiếng Anh, giao lưu học thuật và tài trợ nghiên cứu, sẽ bị cắt giảm đáng kể. Chương trình Fulbright, vốn nổi tiếng trong việc cấp học bổng nghiên cứu và giảng dạy cho công dân Mỹ ra nước ngoài cũng như đón sinh viên quốc tế đến Mỹ, sẽ bị thu hẹp quy mô. Nhiều cơ hội học bổng và hợp tác quốc tế có nguy cơ biến mất nếu sắc lệnh được ký ban hành.

Ngoài ra, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đơn vị chuyên thực hiện các chương trình viện trợ nhân đạo và phát triển, cũng đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ các đợt cắt giảm gần đây.

Phản ứng trước kế hoạch trên, ông Tom Yazdgerdi, Chủ tịch Hiệp hội Dịch vụ Đối ngoại Mỹ, đại diện cho giới ngoại giao, lo ngại đây là “một bước đi thiếu trách nhiệm”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta ủng hộ việc nâng cao hiệu quả quản trị, nhưng điều này giống như đang tách mình ra khỏi phần còn lại của thế giới”.

Đọc thêm: Mỹ – Ukraine hướng đến thỏa thuận tài nguyên chiến lược hậu xung đột

Ông Yazdgerdi cũng cảnh báo quyền lực mềm, bao gồm văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ và các chương trình trao đổi, là yếu tố quan trọng tạo nên ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ. “Đây là điều truyền cảm hứng cho mọi người. Quân sự có thể tạo sự răn đe, nhưng chính văn hóa và giáo dục mới là thứ kết nối lòng tin,” ông nói. “Nếu Mỹ rút lui, những khoảng trống này sẽ nhanh chóng được lấp đầy bởi các quốc gia khác.”

Dự thảo sắc lệnh, nếu được chính thức thông qua, sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn trong định hướng ngoại giao của Mỹ, chuyển trọng tâm từ phát triển bền vững và hợp tác nhân đạo sang mục tiêu chiến lược và an ninh.

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

Mỹ cân nhắc công nhận Crimea thuộc Nga

Giá tiêu hôm nay 20/4/2025: xuất khẩu tiếp tục tăng, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 20/4/2025: xuất khẩu tiếp tục tăng, Mỹ tiếp tục là thị trường lớn nhất của Việt Nam

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

Căng thẳng đối đầu giữa ông Trump và Fed

20 Apr, 12:53 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những cuộc đối đầu giữa Tổng thống Donald Trump và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Jerome Powell tiếp tục gây chú ý, đưa nền kinh tế Mỹ vào viễn cảnh bất an.

Biểu tình lan rộng tại Mỹ

Biểu tình lan rộng tại Mỹ

20 Apr, 10:13 AM

Kinhtedothi - Hàng nghìn người tại nhiều thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Donald Trump, bao gồm việc trục xuất người nhập cư, sa thải hàng loạt trong bộ máy chính phủ, cũng như hai cuộc xung đột tại Gaza và Ukraine.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ