Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mỹ rầm rộ tập trận với các đối tác

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong tháng tới, Mỹ và các đối tác là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ sẽ tiến hành hàng loạt cuộc tập trận hải quân chung nhằm đối phó với các thách thức ngày càng gia tăng trên biển.

Theo nguồn tin chính phủ Nhật Bản hôm 16/5, cuộc tập trận chung mang tên Malabar này dự kiến diễn ra ngoài tại vùng biển gần tỉnh Okinawa vào giữa tháng 6. 
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và tàu khu trục Fuyuzuki của Nhật Bản chạy song song, ở giữa là tàu tiếp nhiên liệu INS Shakti của Ấn Độ.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt  của Mỹ, tàu khu trục Fuyuzuki của Nhật Bản và tàu tiếp nhiên liệu INS Shakti của Ấn Độ.
Mục đích của cuộc tập trận là tăng cường quan hệ 3 nước trong lĩnh vực an ninh hàng hải và giám sát các hoạt động trên biển ngày càng bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông và Hoa Đông.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản tham gia cuộc tập trận Malabar. Cuộc tập trận này lần đầu tiên được tổ chức giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ hồi năm 1992.

Ngoài ra, nguồn tin còn cho biết lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản có kế hoạch mở rộng mức độ tham gia trong cuộc tập trận này, như tham gia các cuộc tập trận phòng không, chống ngầm, tìm kiếm và cứu hộ.
Mỹ rầm rộ tập trận với các đối tác - Ảnh 1
Cũng trong tháng tới, Nhật Bản sẽ cùng với Mỹ, Hàn Quốc sẽ lần đầu tổ chức diễn tập chống tên lửa nhằm hợp tác phát hiện dấu hiệu phóng tên lửavà theo dõi quỹ đạo tên lửa từ CHDCND Triều Tiên.

Cuộc tập trận chung sẽ bắt đầu vào ngày 28/6, được tổ chức bên lề cuộc tập trận hải quân đa quốc gia 2 năm một lần mà Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản thường xuyên tham gia, diễn ra tại vùng biển Hawaii từ tháng 6 đến tháng 8.

Trước đây, 3 nước từng tổ chức diễn tập phối hợp tìm kiếm và cứu hộ. Theo một quan chức Hàn Quốc, cuộc tập trận chung đầu tiên này sẽ có sự tham dự của các tàu lớp Aegis của 3 nước nhưng sẽ không bao gồm huấn luyện đánh chặn tên lửa. 
Chiến hạm Hàn Quốc phóng tên lửa
Chiến hạm Hàn Quốc phóng tên lửa
Phản ứng trước kế hoạch diễn tập chống tên lửa của 3 nước nói trên, Trung Quốc đã lập tức bày tỏ quan ngại. “Tình hình trên bán đảo Triều Tiên nhạy cảm và phức tạp. Chúng tôi hy vọng các bên kiềm chế, tránh để tình hình căng thẳng leo thang”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu.
Triều Tiên đã liên tục tiến hành những vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp quốc. Tại đại hội đảng lần thứ VII của đảng Lao Động Triều Tiên hồi tuần qua, lãnh đạo Kim Jong-un cho biết Bình Nhưỡng vẫn ưu tiên phát triển vũ khí hạt nhân trước mục tiêu phát triển kinh tế và xem đó là mục tiêu "vĩnh viễn" mà giới lãnh đạo CHDCND Triều Tiên đeo đuổi.