Mỹ rút chân, hàng loạt dự án cứu rừng và biển lâm nguy
Kinhtedothi - Các thỏa thuận giúp quốc gia nghèo xóa nợ để đổi lấy cam kết bảo vệ môi trường đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ khi Mỹ cắt giảm vai trò bảo lãnh tài chính.

Hệ sinh thái rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Ảnh: Glen Phillips/Merco Press
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đang phát triển đã tiếp cận mô hình “hoán đổi nợ vì thiên nhiên” – một cơ chế tài chính sáng tạo cho phép họ thương lượng với các chủ nợ quốc tế nhằm xóa hoặc giảm một phần nợ nước ngoài. Đổi lại, các quốc gia này cam kết đầu tư số tiền tương đương vào các dự án bảo vệ môi trường, như bảo tồn rừng, bảo vệ biển hay giữ gìn đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, xu hướng tích cực này đang đứng trước nguy cơ chững lại. Nguyên nhân là Mỹ, quốc gia đi đầu trong việc hỗ trợ các thỏa thuận hoán đổi nợ, đang rút lại sự hỗ trợ thông qua Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) - tổ chức từng bảo lãnh tới 90% giá trị các thương vụ hoán đổi toàn cầu.
Ít nhất 5 thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD đang bị đình trệ. Một số quốc gia châu Phi như Angola, Zambia cùng một nước ở Nam Mỹ hiện phải xem xét lại kế hoạch do không còn chắc chắn về vai trò của DFC trong việc bảo lãnh rủi ro chính trị.
Tại Angola, Bộ trưởng Tài chính bà Vera Daves de Sousa cho biết vẫn đang đàm phán hai thỏa thuận, một về bảo tồn môi trường và một về giáo dục. Tuy nhiên, DFC tỏ ra ưu tiên hơn với phương án liên quan đến phát triển. Trong khi đó, Zambia xác nhận đang tạm dừng tiến trình triển khai một thỏa thuận liên quan đến bảo tồn các công viên quốc gia, nơi sinh sống của hàng chục nghìn con voi.
Giới chuyên gia cho rằng sự rút lui của Mỹ sẽ khiến các nước nghèo khó tiếp cận các khoản bảo lãnh chi phí thấp, buộc họ tìm đến bảo hiểm tư nhân hoặc các tổ chức phát triển đa phương, những phương án có thể đẩy chi phí lên cao và làm giảm nguồn vốn thực chất dành cho bảo tồn.
“Câu hỏi là ai sẽ thay thế vai trò của DFC. Nếu không có bảo lãnh từ khu vực công, các thỏa thuận như vậy sẽ khó duy trì”, một đại diện Ngân hàng Đầu tư châu Âu đưa ra lo ngại.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và áp lực nợ gia tăng, các mô hình tài chính xanh như hoán đổi nợ vì thiên nhiên được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển, nếu có đủ sự hỗ trợ từ các nước phát triển.

G7 căng thẳng: Mỹ dọa không ký tuyên bố chung nếu trái ý ông Trump
Kinhtedothi - Cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G7 tại Canada tìm kiếm đồng thuận về các vấn đề phi thuế quan, nhưng vấp phải điều kiện cứng rắn từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Chứng khoán Mỹ hụt hơi vì cổ phiếu công nghệ suy yếu
Kinhtedothi - Chỉ số S&P 500 đứt mạch chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp ngày thứ Ba, còn Dow Jones giảm hơn 100 điểm do các nhà đầu tư lo ngại về tình hình nợ công của Mỹ.

Mỹ nhận siêu phi cơ 400 triệu USD từ Qatar: món quà vàng hay cơn đau đầu chính trị?
Kinhtedothi - Mỹ đã chính thức tiếp nhận một chiếc Boeing 747 do Qatar trao tặng và đang xem xét nâng cấp để phục vụ Tổng thống Donald Trump.