Nam Định ban hành quy định mới về dạy thêm, học thêm
Kinhtedothi - UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 46/2025/QĐ-UBND quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.
Quy định được xây dựng trên cơ sở thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, nhằm quản lý chặt chẽ, minh bạch và đúng quy định pháp luật đối với hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường.
Theo đó, quy định áp dụng với người dạy thêm, người học thêm, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả cơ sở giáo dục phổ thông (GDPT), giáo dục thường xuyên (GDTX) và ngoài nhà trường.

Nếu dạy thêm trong nhà trường, kinh phí có thể được bố trí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Ảnh minh hoạ
Về thu và quản lý tài chính, quy định nêu rõ: nếu dạy thêm trong nhà trường, kinh phí có thể được bố trí từ ngân sách Nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Việc sử dụng tiền học thêm phải đảm bảo theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, kế toán. Đối với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường, mức thu học phí phải được thỏa thuận giữa người dạy và người học, đồng thời phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc niêm yết tại cơ sở tổ chức dạy thêm.
UBND tỉnh cũng giao rõ trách nhiệm cho các sở, ban, ngành, đoàn thể: Sở GD&ĐT có trách nhiệm quản lý chung hoạt động dạy thêm, học thêm, thực hiện chế độ báo cáo với UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT; Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách Nhà nước để tổ chức dạy thêm, học thêm trong cơ sở giáo dục công lập cho các đối tượng được học thêm theo quy định, phù hợp tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương; UBND cấp huyện và Phòng GD&ĐT quản lý hoạt động dạy thêm tại địa bàn, đồng thời báo cáo kịp thời các vấn đề phát sinh; UBND cấp xã và hiệu trưởng các trường học, giám đốc các trung tâm GDTX, trung tâm GDNN - GDTX phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo chức năng quản lý được giao.
Điểm đáng chú ý, các cơ sở dạy thêm thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo Điều 14 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT; thông báo bằng văn bản đến Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT địa phương (tùy cấp học) về địa điểm, thời gian, môn học, giáo viên giảng dạy, đối tượng học sinh và mức thu học thêm.
Quy định cũng nêu rõ công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm sẽ được thực hiện theo Điều 15 và 16, Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.
Quy định mới góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm; đảm bảo công bằng trong giáo dục và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học và người dạy trên địa bàn tỉnh.

Hải Phòng: làm rõ việc học thêm tại Trường THCS Lương Khánh Thiện
Kinhtedothi - Ngày 27/3, UBND TP Hải Phòng ban hành Văn bản 2305/VP-VX về việc báo cáo kết quả kiểm tra và làm rõ thông tin báo chí phản ánh về việc học thêm của học sinh Trường THCS Lương Khánh Thiện, quận Kiến An.

Không gây áp lực học thêm cho học sinh
Kinhtedothi – Tại hội nghị triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện Thông tư 29/2024 diễn ra ngày 28/3, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã lưu ý các địa phương về công tác thi, tuyển sinh theo chương trình mới.

Giáo viên đăng ký dạy thêm ngoài nhà trường như thế nào?
Kinhtedothi - Theo Thông tư số 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải thực hiện đăng ký kinh doanh và công khai thông tin trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm các nội dung như: học phí, môn học, thời lượng, danh sách giáo viên…