Nam Định có thêm 4 cụm công nghiệp
Kinhtedothi - 4 cụm công nghiệp được thành lập tại huyện Giao Thủy, Nam Trực, Trực Ninh và Nghĩa Hưng, có tổng diện tích khoảng 241 ha.
Ngày 6/6, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành quyết định thành lập 4 cụm công nghiệp có thời gian hoạt động 50 năm.
Theo đó, cụm công nghiệp Giao Hải, huyện Giao Thủy, rộng 50 ha, thuộc địa bàn xã Giao Hải, huyện Giao Thủy; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Nam Thành Nam; vốn đầu tư hơn 552 tỷ đồng.
Ngành nghề hoạt động chủ yếu gồm: kho bãi hàng hóa phục vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; cơ khí chế tạo máy; công nghiệp chế biến thuỷ sản, nông sản, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác.

Ảnh minh họa.
Cụm công nghiệp Thanh Đạo (huyện Trực Ninh), rộng 71 ha, thuộc địa bàn các xã Trực Thanh, Trực Đạo; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng cầu đường Nam Định; vốn đầu tư dự kiến hơn 836 tỷ đồng.
Ngành nghề hoạt động chủ yếu gồm: cơ khí sản xuất các máy móc phục vụ cho việc chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo khác như: cơ khí, điện, điện tử, không bao gồm ngành dệt may, da giầy, đồ chơi.
Cụm công nghiệp Rạng Đông (huyện Nghĩa Hưng), rộng 69,6 ha, thuộc thị trấn Rạng Đông, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty Cổ phần Hưng Long VINA; vốn đầu tư 779 tỷ đồng.
Ngành nghề hoạt động chủ yếugồm: sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; chế biến thuỷ hải sản; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô; sản xuất kim loại màu và các sản phẩm từ kim loại; gia công cơ khí, tráng phủ kim loại; cơ khí công nghệ cao; sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử công nghệ cao; sản xuất, chế biến thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; chế biến gỗ; kho bãi và lưu giữ hàng hoá phục vụ trong sản xuất của cụm công nghiệp.
Cụm công nghiệp Nam Thái, huyện Nam Trực, rộng khoảng 49,78 ha; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty Cổ phần Liên doanh Nam Thái; vốn đầu tư hơn 607 tỷ đồng.
Ngành nghề hoạt động chủ yếu gồm: vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất kim loại; chế biến gỗ; thủ công mỹ nghệ; chế tạo các sản phẩm nhựa; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ; sản xuất, chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu; sản xuất, lắp ráp thiết bị điện, điện tử; sản xuất đồ gia dụng; cơ khí công nghệ cao; sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, máy móc thiết bị.
Phát triển khu công nghiệp thông minh là xu thế tất yếu
Kinhtedothi - Khu công nghiệp (KCN) thông minh không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là động lực then chốt để Việt Nam vươn lên trở thành trung tâm sản xuất hiện đại, bền vững trong khu vực. Đây cũng là một trong những nội dung chính được các chuyên gia, doanh nghiệp và nhà quản lý bàn luận tại Diễn đàn “Phát triển KCN Việt Nam 2025: Định vị KCN trong kỷ nguyên ESG và chuyển đổi số”, tổ chức tại Hà Nội trong ngày 29/5.

Diễn đàn Phát triển khu công nghiệp Việt Nam 2025: giải pháp toàn diện và đầu tư bền vững
Kinhtedothi - Vào ngày 29/5 tới đây, Liên Chi hội Bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Phát triển khu công nghiệp Việt Nam 2025 với chủ đề “Thúc đẩy phát triển Khu công nghiệp: Giải pháp toàn diện và Đầu tư bền vững”.

Ra mắt cuốn sách “Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam”
Trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch mạnh mẽ sang kinh tế xanh và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật vừa giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách mới mang tên “Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Kiến tạo tương lai xanh cho Việt Nam”.