Kinhtedothi - Công an tỉnh Nam Định vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên - đơn vị vận hành Đài hóa thân hoàn vũ tại Công viên nghĩa trang Thanh Bình - do có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong việc cung cấp dịch vụ tang lễ.
Cụ thể, Công ty này bị xử phạt 19 triệu đồng về 2 hành vi: niêm yết không đúng giá dịch vụ hỏa táng và hành lễ và cung cấp dịch vụ cao hơn mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Công ty bị buộc hoàn trả tổng cộng 10,82 tỷ đồng cho 20.146 khách hàng, là số tiền chênh lệch do thu vượt quy định trong giai đoạn từ 19/5/2023 đến 31/3/2025.
Các khoản thu vượt gồm: phụ thu 1 triệu đồng/ca với quan tài khác chủng loại, thời gian thiêu dài hơn; thu thêm 3 triệu đồng/ca cho dịch vụ phòng hành lễ; thu thêm 3 triệu đồng/ca với dịch vụ hỏa táng nguyên xương.
Vụ việc được khơi nguồn từ đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội đầu tháng 3/2025, trong đó người dân “tố” Công ty Thanh Bình An Lạc Viên gây khó dễ, ép giá, không cho mang tiểu/quách từ ngoài vào và buộc trả thêm tiền để nhận “xương đẹp”. Giá dịch vụ thực tế bị đẩy lên từ 4,5 triệu đồng đến 8-10 triệu đồng/ca.
Công ty cổ phần Thanh Bình An Lạc Viên. Ảnh: Công Luật - TTXVN
Clip đã gây bức xúc lớn trong dư luận và đặt ra nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong hoạt động của Công ty.
Xác định đây là vụ việc nhạy cảm, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Nam Định đã vào cuộc điều tra. Quá trình xác minh toàn diện hơn 2 năm hồ sơ dịch vụ từ 2023 đến 2025 đã phát hiện các hành vi vi phạm và thu phí sai quy định.
Công ty Thanh Bình An Lạc Viên đã cam kết thực hiện việc hoàn trả tiền cho khách hàng từ ngày 24/5 đến 23/6/2025, vào các ngày thứ Hai đến thứ Bảy (từ 9h-18h) tại Nhà văn hóa xóm Phúc, xã Mỹ Thuận, TP Nam Định.
Công ty cũng đã niêm yết lại giá theo đúng quy định (giá hỏa táng nguyên xương hiện được phê duyệt là 7,5 triệu đồng/ca), cam kết không cấm thân nhân mang tiểu/quách từ bên ngoài vào, đồng thời công khai đường dây nóng để người dân liên hệ khi cần thiết.
Kinhtedothi - Bộ VHTT&DL đề nghị các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu, đề xuất bổ sung chế tài tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo.
Kinhtedothi- Ngày 22/5, Công an tỉnh Bắc Giang đã xử phạt hành chính một nam thanh niên trú tại huyện Tân Yên vì hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội TikTok.
Kinhtedothi-Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kết quả cho thấy, 133/209 cơ sở được kiểm tra đã vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, với tổng số tiền xử phạt lên đến hơn 351 triệu đồng.
Kinhtedothi - Ông Nguyễn Đức Quyền, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, bị khởi tố do có sai phạm trong công tác quản lý đất đai tại dự án Khu đô thị mới Nam TP Thanh Hóa do Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
Kinhtedothi - Ngày 13/6, Công an tỉnh Nam Định cho biết đã ra quyết định xử phạt hai trường hợp vi phạm giao thông từ nguồn thông tin do người dân phản ánh qua mạng xã hội.
Kinhtedothi - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa ra quyết định khởi tố 2 bị can sản xuất, buôn bán khô gà, khô bò, heo cháy tỏi giả và bán ra thị trường.
Kinhtedothi - Ngày 13/6, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an tỉnh Bình Phước kiểm tra các phương tiện đường thủy hoạt động trên sông Đồng Nai, nơi giáp ranh giữa hai tỉnh, lâu nay vốn bị các đối tượng lợi dụng để khai thác cát trái pháp luật.
Hàng giả, hàng nhái không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp chân chính, mà còn phá vỡ niềm tin vào thị trường. Sau các đợt cao điểm xử lý, nhiều đối tượng lại tái hoạt động dưới hình thức tinh vi hơn. Những lỗ hổng trong cơ chế hậu kiểm, công nghệ truy xuất và chế tài xử phạt đang khiến cuộc chiến chống hàng giả trở thành một cuộc đua đường dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết liệt.