Kinhtedothi- Không uổng phí một năm để đợi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 như dự kiến, em H.N.T, học sinh trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (phường 1, TP Cà Mau)- thí sinh từng bị 0 điểm thi tiếng Anh do ngủ quên tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đã trở thành sinh viên đại học.
Kết quả các bài thi tốt nghiệp THPT 2022 của em T
Ngày 4/10, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hệ thống giáo dục FPT xác nhận nam sinh Cà Mau bị 0 điểm vì ngủ quên trong phòng thi đã nhập học tại trường Đại học FPT Cần Thơ.
Theo đó, nhà trường đồng ý cho em T nhập học theo diện sinh viên dự bị. Em vẫn học cùng các sinh viên khác theo đúng chương trình năm thứ nhất và đến tháng 5/2023 em có thể tạm ngưng việc học để về tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Nhà trường cũng cam kết nếu em T thi đỗ tốt nghiệp thì em được chuyển đổi các tín chỉ đã có trong năm học 2022-2023. Điều này có nghĩa rằng em sẽ không bị muộn một năm học, nếu em đạt được các tín chỉ như các bạn sinh viên năm nhất chính thức và em vẫn ôn luyện để có đủ kiến thức vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.
Về phía em T, hiện em đã hoàn tất thủ tục nhập học dự bị tại Đại học FPT Cần Thơ và chuẩn bị cho tuần học chính thức đầu tiên tại trường. Em vui mừng cho biết: “Tưởng mọi chuyện đã khép lại với em nhưng rất may mắn, em được tạo cơ hội vào đại học và còn được nhập học đúng chuyên ngành yêu thích”.
Nghe thông tin về T, nhiều phụ huynh, học sinh đã gửi lời chúc mừng đến em cũng như tán thành, ủng hộ cách giải quyết linh động của trường đại học FPT. Và vui hơn khi được biết, trong thời gian chờ nhập học, T đã thi IELTS và đạt 5.5. Với điểm này, em đủ điều kiện miễn thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT nên chỉ cần hoàn thành các môn còn lại.
Trước đó, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, trường hợp của thí sinh Cà Mau H.N.T- một học sinh trường chuyên được tổng điểm 50,22, trong đó tổ hợp A00 đạt 27,3 điểm (Toán: 8,8 ; Vật lí: 9,5 và Hóa học: 9) nhưng vẫn trượt tốt nghiệp do bị điểm 0 môn tiếng Anh gây tranh cãi dư luận. Nguyên nhân được xác định là do em T ngủ quên trong giờ thi tiếng Anh- khi mới chỉ làm nháp bằng cách khoanh vào câu hỏi trong đề thi mà không tô vào ô trả lời của Phiếu trả lời trắc nghiệm.
"Thời gian qua em cũng nhận được nhiều ý kiến về vụ việc của em. Mỗi người một ý và em ghi nhận vì đây là lỗi của em chứ không trách ai cả. Chuyện cũ qua lâu rồi nên em cũng không muốn nhắc tới. Em chỉ muốn nhắn nhủ tới các bạn năm sau thi tốt nghiệp THPT nên chuẩn bị kỹ lưỡng, chú ý sức khỏe cho kỳ thi này"- em T bày tỏ.
Kinhtedothi – Sự việc nam sinh vốn là học sinh giỏi tại Cà Mau, đạt 50,22 điểm thi, trong đó tổ hợp A00 đạt 27,3 điểm nhưng trượt tốt nghiệp THPT 2022 vì ngủ quên trong giờ thi và bị 0 điểm môn tiếng Anh vẫn chưa nguôi ngoai trong dư luận.
Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục
Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.
Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.
Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.