Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nan giải tăng phí trao đổi rút tiền ATM

Kinhtedothi - Tại cuộc họp các thành viên Hội đồng Thanh toán và Công nghệ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức mới đây, tăng phí trao đổi các giao dịch rút tiền ATM ngoại mạng lại được xới lên. Hội thẻ ngân hàng cùng với Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) sẽ nghiên cứu, đề xuất việc tăng phí cho các giao dịch rút tiền ATM ngoại mạng để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Khách hàng giao dịch ATM tại TPBank. Ảnh: Thanh Hải
Đề xuất thu phí hạ tầng, tính lại tỷ lệ chia sẻ phí
Đại diện Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết, thanh toán thẻ chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của thị trường do liên quan trực tiếp tới cơ chế chia sẻ phí dịch vụ thẻ giữa ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, tổ chức chuyển mạch thẻ… Vì vậy, cần nghiên cứu, xây dựng quy định cơ chế chia sẻ phí thẻ cũng như tác động vào phí, tỷ lệ phân bổ giữa các bên liên quan trong giao dịch thanh toán thẻ nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của thanh toán thẻ tại Việt Nam.
Ngân hàng cũng là DN nên không thể cứ mãi đầu tư mà không có lời được. Vấn đề là ngân hàng trả hay người tiêu dùng phải trả? Việc tăng thu phí phải hợp lý, các ngân hàng nên tự giải quyết với nhau, không nên đổ lên người tiêu dùng. Lý do, ngân hàng phát hành thẻ hưởng được nhiều lợi ích khi khách hàng mở thẻ, như được hưởng số tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản, cũng như nhiều dịch vụ khác. 

Chuyên gia tài chính Huỳnh Minh Trung
Trước đó, nhiều ngân hàng lớn đã đề xuất thu phí hạ tầng từ các ngân hàng nhỏ vì thời gian qua nhiều ngân hàng nhỏ chỉ phát hành thẻ nhưng không đầu tư máy, dẫn đến hệ thống ATM của ngân hàng lớn phải gánh chịu, trong khi mức thu từ các chủ thẻ quá thấp và chịu lỗ. Không chỉ tăng phí, các ngân hàng lớn còn đề xuất xem xét lại mức phí rút tiền ngoại mạng (chủ thẻ rút tiền tại máy ATM của ngân hàng khác) cũng như tỉ lệ chia sẻ phí giữa Napas và các ngân hàng trong các giao dịch liên mạng.

Hiện nay một số ngân hàng và công ty tài chính dù phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ nhưng lại không có mạng lưới ATM. Theo Napas, việc chỉ tập trung phát hành thẻ mà chưa đầu tư nhiều vào phát triển mạng lưới ATM khiến cán cân thanh toán - phát hành đang có xu hướng mất cân bằng và các tổ chức thanh toán với mạng lưới ATM lớn sẽ phải chịu thêm gánh nặng phục vụ. Do đó, với vai trò chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử, Napas giải thích, đề xuất mới nhằm mục tiêu hài hòa hoạt động giữa tổ chức phát hành và tổ chức thanh toán, tiến tới bù đắp chi phí, tự điều chỉnh và khuyến khích phát triển mạng lưới ATM.
Ngân hàng hay người tiêu dùng phải trả?

Lãnh đạo một ngân hàng có số lượng ATM hàng đầu thị trường cũng cho biết, chi phí để ngân hàng này vận hành gần 3.000 máy ATM lớn hơn rất nhiều so với các tổ chức chỉ phát hành thẻ, ít đầu tư vào hệ thống rút tiền. Ngoài chi phí đầu tư ban đầu, ngân hàng còn tiêu tốn một lượng lớn tiền cho các hoạt động bảo vệ, bảo trì, vận chuyển, nạp tiền hàng ngày cho các ATM. Do đó, việc tăng phí chia sẻ là để tránh thiệt thòi cho các đơn vị cung cấp nhiều máy mà không được lợi. Lãnh đạo này cũng cho rằng, hiện hầu hết các ngân hàng thương mại có mạng lưới ATM nên đề xuất tăng phí chia sẻ hầu như không tác động tới họ và các chủ thẻ hiện nay.

Tuy vậy, nhiều người dân nghi ngại, quy định trên chủ yếu nhằm vào các ngân hàng và công ty tài chính không đầu tư máy ATM, song chắc chắn khách hàng cũng phải gánh chịu. “Nếu quy định tăng phí giao dịch rút tiền ATM này được áp dụng thì khách hàng dùng thẻ của các công ty tài chính sẽ lãnh đủ. Bởi rất nhiều công ty tài chính đã và đang bung ra dịch vụ thẻ tín dụng nhưng họ không hề đầu tư lắp đặt cây ATM”- chị Nguyễn Thu Hoa (ở Đống Đa) lo ngại.

Liên quan đến bất cập của phí giao dịch liên mạng, nhiều chuyên gia cũng lo ngại, Napas đang quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch kết nối liên thông hơn 17.000 máy ATM, 270.000 máy POS, 300 DN thanh toán điện tử trong các lĩnh vực hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch; phục vụ hơn 100 triệu chủ thẻ của 46 NHTM trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, việc tăng phí chia sẻ chắc chắn sẽ tác động đến người dùng cuối cùng là khách hàng.

Về nghiên cứu và đề xuất cơ chế chia sẻ phí giao dịch ATM/POS để thúc đẩy phát triển thị trường thẻ nội địa, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh nêu rõ, quan điểm của NHNN là bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng và cân bằng lợi ích giữa ngân hàng và khách hàng. Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh việc nghiên cứu, ban hành các quy định về cơ chế chia sẻ phí cho các giao dịch thanh toán thẻ nội địa cần được rà soát, đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

Cơ cấu tín dụng hiện nay phù hợp với cơ cấu của nền kinh tế

03 Jul, 07:47 PM

Kinhtedothi - Chiều 3/7, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà đã làm rõ thêm các nội dung liên quan đến việc tính đến cuối tháng 5 năm 2025 tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 6,52%, dư nợ toàn nền kinh tế tăng kỷ lục thêm hơn 1 triệu tỷ đồng, lên hơn 16,6 triệu tỷ đồng.

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

Hà Nội thu hút gần 3,7 tỷ USD FDI trong 6 tháng, gấp 2,2 lần cùng kỳ

03 Jul, 06:36 AM

Kinhtedothi- 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024. Kết quả này được đánh giá là khá tích cực trước những tác động bên ngoài căng thẳng địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ