Nạn nhân “chuyến bay giải cứu” có được trả lại tiền?
Câu hỏi
Bạn tôi là nạn nhân vụ “chuyến bay giải cứu”, phải chi thêm tiền để được về nước trốn dịch Covid-19. Khi nhiều bị cáo đã nộp tiền khắc phục trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, liệu các nạn nhân như bạn tôi có được nhận lại khoản tiền chênh không?
Trả lời
Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, tòa án xét xử về nhiều tội danh, trong đó có tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tất cả số tiền đưa hối lộ, số tiền gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân, tiền do phạm tội mà có thì sẽ bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo quy định về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự.
Đối với những công dân về nước đã nộp tiền cho các đơn vị tổ chức chuyến bay thì đây là quan hệ dân sự, không được giải quyết trong vụ án này.
Số tiền các bị cáo đưa hối lộ là tiền của cá nhân các bị cáo hoặc tiền của doanh nghiệp. Tiền đưa hối lộ sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự và nguyên tắc xử lý vật chứng.
Trường hợp bị cáo bị ép buộc đưa hối lộ và chủ động khai báo thì mới được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại tiền. Đối với trường hợp bị cáo không bị ép buộc hoặc không thuộc trường hợp tự thú thì số tiền đó sẽ bị tịch thu sung công quỹ nhà nước.
Những công dân về nước trong thời gian đó nếu thấy việc thu phí không có căn cứ pháp luật, giao dịch bị vô hiệu do bị ép buộc, lừa dối thì có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Người dâncó thể yêu cầu các doanh nghiệp hoàn trả số tiền đã thu bất hợp pháp.
Tuy nhiên, người khởi kiện phải có nghĩa vụ chứng minh là quan hệ dân sự đó bị vô hiệu do lừa dối, bị ép buộc và số tiền toàn bộ hoặc một phần phải trả lãi theo quy định của pháp luật. Còn trường hợp thỏa thuận giá cả là tự nguyện, mặc dù giá cao nhưng không bị ép buộc thì rất khó có căn cứ để đòi lại số tiền đó. Vấn đề dân sự sẽ không được giải quyết trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, nếu có tranh chấp thì các đương sự sẽ giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự sau khi vụ án này kết thúc.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật Chính Pháp
Câu hỏi bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Báo Kinh tế & Đô thị, số 21 Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội; Email: bandoc@ktdt.com.vn

10 người nhận hối lộ nhiều nhất vụ "chuyến bay giải cứu" gồm những ai?
Kinhtedothi - 10 người nhận hối lộ nhiều nhất vụ "chuyến bay giải cứu" gồm những ai?; Dự kiến sân bay Nội Bài đón khoảng 96.000 lượt khách dịp 30/4; Sở Xây dựng Hà Nội nêu nguyên nhân đá lát vỉa hè vỡ nát; Bắt giữ đối tượng chọc thủng lốp 10 ô tô đỗ vỉa hè hồ Linh Đàm...

Doanh nghiệp bị ép nộp tiền khi xin cấp phép "chuyến bay giải cứu"?
Kinhtedothi - Chiều 11/7, lời khai của bị cáo Đào Minh Dương - nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun và Phan Thị Mai - Giám đốc Công ty Sao Hà Nội tại phiên toà cho thấy, bị yêu cầu đưa tiền để được thực hiện các “chuyến bay giải cứu”…

Các doanh nghiệp đã hối lộ như nào để thực hiện "chuyến bay giải cứu"?
Kinhtedothi - Sáng 12/7, HĐXX đã tiến hành xét hỏi đối với nhóm bị cáo liên quan đến hành vi "Đưa hối lộ" trong vụ "chuyến bay giải cứu".