Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nâng cao hiểu biết pháp luật về công tác dân tộc

Kinhtedothi - Dự kiến, cuối tháng 10/2023, 8 đội thi đến từ Hà Nội và 7 tỉnh, TP khu vực Đông Bắc sẽ quy tụ tại tỉnh Thái Nguyên để tham gia hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc.

Hiện, Hà Nội đang chỉ đạo các sở, ngành và huyện Ba Vì tập trung chuẩn bị kỹ lưỡng cho hội thi quan trọng do Ủy ban Dân tộc chủ trì tổ chức này.

Công tác chuẩn bị kỹ lưỡng

Để chuẩn bị chu đáo cho hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc vào cuối tháng 10/2023, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 205/KH-UBND, chỉ đạo Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tập trung triển khai các nội dung. Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ (Ban Dân tộc Hà Nội) Nguyễn Thị Kim Nhung cho biết, trên cơ sở giao nhiệm vụ của TP, đơn vị đã lên kế hoạch chi tiết theo khung thời gian cụ thể để thực hiện từng bước. Các sở, ngành liên quan và UBND huyện Ba Vì cũng đã họp, bàn thảo và thống nhất phân công các nhiệm vụ cần triển khai.

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được các cấp chính quyền TP đặc biệt quan tâm trong việc phổ biến tới đồng bào dân tộc miền núi trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Nhật Minh

Theo đó, hiện nay, UBND huyện Ba Vì đang chủ trì việc xây dựng kịch bản màn chào hỏi, tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật về công tác dân tộc. Sở Tư pháp phối hợp cùng huyện Ba Vì và Ban Dân tộc xem xét căn cứ pháp lý của nội dung kịch bản, bảo đảm yếu tố phù hợp pháp luật.

Hiện, Ban Dân tộc và UBND huyện Ba Vì đã hoàn thành rà soát, lựa chọn và lập danh sách các thí sinh tham gia đội thi theo đúng quy chế của Ban Tổ chức hội thi như tỷ lệ nam - nữ không chênh lệch quá 30% và có ít nhất 50% thí sinh là người dân tộc thiểu số. “Sau khi kịch bản hoàn thành, chúng tôi sẽ tổ chức tập luyện, ghi hình và sơ duyệt nội dung tham gia dự thi. Đại diện Ủy ban Dân tộc sẽ trực tiếp tổng duyệt các nội dung dự thi của đoàn TP Hà Nội để bảo đảm chất lượng cho nội dung dự thi” - bà Nguyễn Thị Kim Nhung thông tin thêm.

Chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Phúc Hải, những năm qua, UBND TP rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thủ đô.

Từ đầu năm 2023 đến nay, thực hiện chỉ đạo của TP, Ban Dân tộc Hà Nội đã tổ chức hàng chục hội nghị tuyên truyền, tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Phương thức truyền tải ngày một đổi mới để cán bộ làm công tác dân tộc, Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, người có uy tín dễ tiếp thu, nắm bắt.

Bên cạnh đó, thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về việc triển khai Quyết định số 771/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”, Ban Dân tộc đã triển khai hiệu quả nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3.

Đại diện Ban Dân tộc cho biết, việc ban hành quyết định và chỉ đạo tổ chức Đoàn tham gia hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc lần này một lần nữa cho thấy sự quan tâm lớn, cũng như đánh giá rất cao về ý nghĩa, tầm quan trọng của TP Hà Nội đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

“Hà Nội kỳ vọng thông qua hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc năm 2023 sẽ góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở về lĩnh vực công tác dân tộc. Đồng thời, thúc đẩy giao lưu, học hỏi kinh nghiệm hay, mô hình hoạt động có hiệu quả, phù hợp; qua đó tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết giữa đồng bào vùng dân tộc thiểu số của Thủ đô và các tỉnh, TP khu vực Đông Bắc” - ông Nguyễn Phúc Hải nhấn mạnh.

 

Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc khu vực Đông Bắc năm 2023 sẽ có 8 đội thi đến từ các tỉnh, TP: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Giang và Hà Nội. Hình thức thi sẽ được sân khấu hóa với 4 phần: chào hỏi, thi trắc nghiệm, thi tình huống chính sách - pháp luật và thi tiểu phẩm tuyên truyền, chia sẻ kinh nghiệm.

Hà Đông tuyên truyền pháp luật để “Mái trường an toàn”

Hà Đông tuyên truyền pháp luật để “Mái trường an toàn”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

Tiếp sức để nông dân bám đất, bám làng

23 Apr, 05:07 AM

Kinhtedothi - Đề xuất tiếp tục kéo dài chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được dư luận đồng tình ủng hộ. Chính sách này kỳ vọng tiếp tục là nguồn tài chính hỗ trợ trực tiếp cho nông dân và ngành nông nghiệp tiến gần hơn với nền nông nghiệp hiện đại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ