Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Năng lượng tái tạo: Chìa khóa khuyến khích phát triển làng nghề

Kinhtedothi - Nhờ việc sử dụng năng lượng tái tạo (ánh sáng mặt trời, gió, sinh khối… ), một số làng nghề truyền thống đã tiết kiệm được nhiên liệu, chủ động trong sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.
Làng nghề bánh đa nem Ngự Câu (An Thượng, Hoài Đức) ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Ảnh: Phương Nga
Hiệu quả thực tế

Cơ sở sản xuất bánh đa nem Bào Hồng ở thôn Mùi, xã Bích Hòa là đơn vị đầu tiên của Thanh Oai được ứng dụng đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình sấy bánh đa nem sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với yêu cầu của làng nghề”. Đây là đề tài khoa học của TP được ứng dụng tại huyện với chi phí đầu tư thiết bị 150 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Bào, chủ cơ sở sản xuất cho biết, sau 5 năm triển khai, mô hình máy sấy đã giúp gia đình anh giảm chi phí sản xuất, sản phẩm giữ được nguyên mùi vị, màu sắc của bánh đa nem truyền thống. Cùng với đó, sản phẩm không bị bám bụi, ruồi, muỗi… Việc sấy bằng công nghệ sạch, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời kết hợp nguồn năng lượng sinh khối đã giúp gia đình anh chủ động trong kinh doanh, không phải nghỉ làm do ảnh hưởng của thời tiết.

Tương tự, ở làng nghề bánh đa nem Ngự Câu, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, dù không tham gia đề tài khoa học, song các cơ sở sản xuất ở đây cũng chủ động phát triển mô hình sản xuất sạch bằng năng lượng tái tạo. Quy trình sản xuất bánh đa nem được đầu tư khép kín từ khâu xay bột cho đến đóng gói bao bì sản phẩm. Chu trình khép kín sử dụng năng lượng sạch, rẻ và không hao phí nhiên liệu. Hiện nay, nhiều chủ cơ sở sản xuất bánh đa nem xã An Thượng còn tiến hành lắp thử nghiệm tấm thu năng lượng mặt trời, tính toán để gia tăng sử dụng năng lượng từ thiên nhiên, giảm chi phí đến mức tối đa.

Cần thêm cơ chế khuyến khích

TS Nguyễn Thăng Long – Hội Khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam cho biết, Việt Nam có vị trí địa lý, đường bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp nên có nguồn năng lượng tái tạo dồi dào, đa dạng. Do đó, có thể khai thác cho sản xuất năng lượng như thủy điện, gió, điện mặt thời, sinh khối… Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam đã phát triển thành công nhiều dự án năng lượng tái tạo với 285 nhà máy thủy điện nhỏ, 8 nhà máy điện gió và 10 nhà máy điện sinh khối… Do là nguồn năng lượng từ thiên nhiên nên chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, độ bền cao hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, nhược điểm của năng lượng tái tạo là chi phí đầu tư ban đầu thường cao, hiệu suất hoạt động có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.

Theo TS Nguyễn Thăng Long, căn cứ vào điều kiện từng vùng, các làng nghề nên tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này vào sản xuất, hạn chế sử dụng các nguồn nhiên liệu hữu hạn như than, gas... Tuy nhiên, để có thể biến năng lượng tái tạo thành năng lượng thương mại là cả một bước dài. Cần phải phát triển kỹ thuật, công nghệ khai thác hiệu quả, giảm giá thành sản xuất.

Trên thực tế, giá đầu tư 1Kw điện gió hiện nay khoảng 2.370USD, giá đầu tư 1Kwh mặt trời là 1.770 – 2.200USD, tùy theo điều kiện lắp đặt. Như vậy, giá sản xuất này vẫn rất khó cạnh tranh với các dạng năng lượng truyền thống như nhiệt điện than hay thủy điện. Vì vậy, nếu không có các cơ chế chính sách thích hợp, cơ hội cạnh tranh của các nguồn năng lượng tái tạo là rất thấp.
Để khuyến khích, phục vụ các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành hàng loạt cơ chế như biểu giá cố định Feed-Tariff cho điện mặt trời, điện gió, điện sản xuất từ chất thải rắn, điện sinh khối… Chính phủ cũng ban hành chính sách ưu đãi khác cho nhà đầu tư như ưu tiên cung cấp tín dụng miễn phí, giảm thuế thu nhập DN, tiền thuê đất… 
Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững (Bộ Công Thương) Tăng Thế Hùng
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ