Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

NASA chuẩn bị cho sự đổ bộ lên mặt trăng 2024

Thanh Đoàn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau hơn 50 năm kể từ lần đầu tiên loài người đặt chân lên mặt trăng, NASA chuẩn bị cho chuyến đổ bộ tiếp theo vào năm 2024

Phi hành gia của Apollo 17 đặt chân lần cuối năm 1972. Ảnh: NASA
Phi hành gia của Apollo 17 đặt chân lần cuối năm 1972. Ảnh: NASA

Cơ quan Hàng không Vũ Trụ  Mỹ (NASA) đã tiết lộ trong một sự kiện về chuyến độ bộ lên mặt trăng tiếp theo sau 50 năm kể từ lần cuối cùng loài người đặt chân lên mặt trăng vào năm 1972, chuẩn bị cho đợt phóng phi thuyền cùng phi hành đoàn Artemis II dự kiến vào cuối năm 2024

Đã hơn 50 năm kể từ ngày con người đặt chân lên mặt trăng

Ngày 14 tháng 12 năm 1972 là ngày cuối cùng mà loài người đặt chân lên mặt trăng. Đây cũng là chuyến bay kết thúc dự án Apollo của Mỹ.

Có rất nhiều viễn cảnh về tương lai từ thời điểm này: các trạm không gian, loài người lên đến sao Hoả và tới rìa của hệ mặt trời. Tuy nhiên, đến nửa thế kỷ sau những bất đồng vẫn tồn tại, lý do tại sao hoặc làm thế nào để chúng ta lên mặt trăng vẫn ở đó.

Nếu Artemis II thành công, nó sẽ là bước đệm lớn về du hành vũ trụ kể từ năm 1970 cho tàu Artemis III - sứ mệnh đưa phi hành gia lên bề mặt mặt trăng vào năm 2025. Hiện tại NASA vẫn chưa nêu tên các phi hành gia tham gia Artemis III, nhưng hứa hẹn sẽ có người phụ nữ đầu tiên đi bộ trên mặt trăng. NASA cũng đã lên kế hoạch cho Artemis IV vào năm 2028.

Năm 2023 bận rộn chuẩn bị

Trong một sự kiện, NASA cũng công bố Artemis II sẽ đổ bộ lên mặt trăng vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, sẽ có những chuyến thám hiểm trước của robot vào 2023.

Nỗ lực hạ cánh trên mặt trăng đầu tiên trong năm nay dự kiến vào cuối tháng Tư. Tháng 12, Ispace - công ty tư nhân Nhật Bản đã phóng tàu robot M1 chở hàng hoá do cơ quan vũ trụ của Nhật Bản và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chế tạo. Tàu vũ trụ đã đến quỹ đạo mặt trăng vào ngày 21/3 nhưng chưa tuyên bố ngày hạ cánh.

Hạ cánh trên mặt trăng là rất nguy hiểm, nếu Ispace thành công trong việc hạ cánh nguyên vẹn xuống bề mặt mặt trăng thì sẽ là công ty tư nhân đầu tiên làm được điều này.

Nếu thất bại thì hai công ty Mỹ sẽ cạnh tranh cho cuộc đổ bộ mặt trăng tư nhân đầu tiên này. Ngoài ra thì sẽ có 3 tàu vũ trụ của chính phủ Nhật, Ấn Độ và Nga cũng sẽ thử trong năm nay.

Tại sao NASA cố gắng quay lại mặt trăng

NASA lập luận rằng các sứ mệnh trên mặt trăng lần này là chương trình đưa con người vào vũ trụ - không phải đơn giản là thực hiện lại các cuộc đổ bộ lên mặt trăng của Apollo.

Bill Nelson - quản trị viên của NASA cho biết vào năm 2022: “Đó là tương lai mà NASA sẽ đưa người phụ nữ và người da màu đầu tiên lên mặt trăng. Trong những nhiệm vụ phức tạp này, các phi hành gia sẽ sống và làm việc trong không gian và sẽ phát triển khoa học và công nghệ để đưa những người đầu tiên lên sao Hoả.”

Đối với các nhà khoa học, sự tập trung mới và mặt trăng hứa hẹn sẽ có nhiều dữ liệu mới trong những năm tới. Đặc biệt, sự quan tâm đến lượng nước đóng bằng trên mặt trăng - thứ có thể sử dụng để cung cấp nước và oxy hoặc nhiên liệu cho các phi hành đoàn trong tương lai và sứ mệnh tiến sâu hơn vào không gian.

Hành trình Artemis II

Tháng 11 năm ngoái, NASA đã khởi động sứ mệnh Artemis I - cuộc thử nghiệm tên lửa phóng vào không gian và một tàu con thoi Orion không phi hành đoàn. Đối với Artemis II, các phi hành đoàn sẽ lái một tàu con thoi Orion và di chuyển trên quỹ đạo hình elip cách Trái đất 1.800 dặm, từ đó xem xét về hệ thống hoạt động của Orion. Sau đó di chuyển về phía mặt trăng, sử dụng lực hấp dẫn để quay trở về Trái Đất lao xuống Thái Bình Dương. Toàn bộ chuyến đi sẽ là 10 ngày.

Phi hành đoàn của NASA

Để nhận vào làm phi hành đoàn của NASA còn khó hơn việc thi đậu vào trường đại học danh tiếng thế giới như Harvard, Yale hay Princeton. Tỉ lệ từ chối là 99,99%. Năm 2017, NASA nhận được 18,300 đơn đăng ký nhưng chỉ chọn ra 12 người.

NASA đã tuyên bố 4 phi hành đoàn Artemis II gồm: Reid Wiseman của NASA (Chỉ huy), Victor Glover (Phi Công), Christina Koch (Nghiên cứu), Jeremy Hansen (Nghiên cứu) của Canada.