Ăn thức ăn nấu chín sau vài giờ
Theo y học cổ truyền Ấn Độ, ăn thức ăn nấu chín sau 3 giờ dễ bị bệnh. Điều này là do thực phẩm mất đi mức độ dinh dưỡng khi được ăn sau vài giờ hoặc qua đêm. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ như thực phẩm lên men, giúp giữ lại và nâng cao giá trị dinh dưỡng cũng như thúc đẩy vi khuẩn tốt khi được tiêu thụ sau vài ngày. Tuy nhiên, đối với các loại thực phẩm khác, ăn thức ăn ôi thiu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa.
Không bảo quản thực phẩm tươi sống
Không bảo quản thực phẩm tươi sống là một sai lầm phổ biến khác có thể làm giảm chất dinh dưỡng và cũng làm cho thực phẩm trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn và mầm bệnh. Vì vậy, bạn hãy luôn đậy thức ăn ngay lập tức bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc sạch.
Sử dụng quá nhiều dầu ăn
Mọi thứ nên ở mức độ vừa phải, vì vậy hãy đo chính xác lượng dầu thực sự cần là bao nhiêu, thay vì chỉ áng chừng bằng mắt, để tránh sử dụng quá nhiều chất béo giàu calo này.
Sử dụng quá nhiều nước sốt
Đừng làm hỏng bữa ăn của bạn bằng cách sử dụng quá nhiều nước sốt mà lại thêm vào lượng calo không cần thiết. Chỉ sử dụng nước sốt như một cách để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu có thể hãy sử dụng loại nước sốt ít chất béo và năng lượng khi nấu ăn.
Không khuấy đều các món ninh nhừ
Mấy món ninh nhừ như ninh xương, cháo, thịt hầm, … thường không được khuấy đảo. Đây là sai lầm điển hình của nhiều chị em. Nếu không đảo, thức ăn sẽ không ngấm đều gia vị, chỗ nhạt chỗ mặn, chỗ quá nhừ, chỗ lại còn cứng thậm chí có thể còn sống. Tệ hơn là có thể phần đáy nồi bị cháy. Vì vậy đừng ngại khuấy đều các món ninh nhừ, kho um để có được món ăn ngon hoàn chỉnh.