Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nên xem xét cơ chế tỷ giá “thả nổi có quản lý”

Kinhtedothi - Kiểm đếm VND tại VietcomBank. Ảnh: Hải Linh
Đợt điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước diễn biến phá giá đồng NDT của Trung Quốc được các chuyên gia nhận định, mặc dù được coi là kịp thời nhưng cũng cần nhìn nhận như một “cú sốc tỷ giá” đối với nền kinh tế. Bởi nó vừa làm tăng giá cả trong nước vừa làm giảm tăng trưởng do chi phí đầu vào sản xuất bị tăng.           

VND mất giá 3%, GDP có thể giảm đến 2,27%

Trái ngược với ý kiến cho rằng việc phá giá VND sẽ giúp kích thích xuất khẩu, PGS.TS Phạm Thế Anh (ĐH Kinh tế Quốc dân) đưa ra quan điểm việc điều chỉnh đồng nội tệ theo hướng này không ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. “Khi phá giá chúng ta hy vọng xuất khẩu tăng và thúc đẩy tăng trưởng, nhưng nghiên cứu của chúng tôi lại cho thấy điều ngược lại.
Kiểm đếm VND tại VietcomBank.    Ảnh: Hải Linh
Kinhtedothi - Kiểm đếm VND tại VietcomBank. Ảnh: Hải Linh
Phá giá không đem lại tăng trưởng kinh tế cao hơn” - PGS.TS Phạm Thế Anh lý giải nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào nhập khẩu. Phá giá tiền tệ sẽ làm tăng chi phí đầu vào, do vậy làm chi phí sản xuất tăng cao, tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Ở một nghiên cứu độc lập khác, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh và Tô Trung Thành cũng chỉ ra rằng, không nên kỳ vọng việc VND mất giá sẽ có lợi cho xuất khẩu. 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), riêng hàng nông sản chỉ chiếm 10 – 12% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó xuất sang châu Âu, Nhật Bản và Mỹ là 5 - 7%, chỉ khoảng vài phần trăm xuất sang Trung Quốc. Khi VND mất giá, khu vực FDI có lợi nhiều hơn. Việt Nam xuất khẩu nhưng thực chất là xuất khẩu hộ nước khác, do phía Việt Nam hầu như chỉ làm gia công. Theo tính toán của vị chuyên gia này, xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa và tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà chỉ lan tỏa tới nhập khẩu. Như vậy, khi VND mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng lên và chỉ số giá sản xuất (PPI) ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng lên 0,65 điểm phần trăm và chu kỳ sản xuất tiếp theo tăng lên 0,75%, như vậy tổng ảnh hưởng là 1,1 điểm phần trăm và GDP có thể giảm 2 - 2,27%.

Phân tích tác động của tỷ giá đối với tỷ lệ lạm phát, PGS.TS Phạm Thế Anh đưa ra số liệu: Nếu tỷ giá có độ lớn 1 điểm phần trăm có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thêm 0,44 điểm phần trăm ngay trong quý điều chỉnh; tăng 4,34 điểm phần trăm sau 1 năm và 7,98 điểm phần trăm sau 2 năm. Điều đó cho thấy, khi điều chỉnh tỷ giá cần quan tâm đến vai trò quan trọng của nó đối với sự thay đổi và biến động của lạm phát trong nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bên cạnh điều chỉnh tăng tỷ giá thì còn 2 yếu tố khác là cung tiền và chi phí đầu vào cũng góp phần làm tăng lạm phát của Việt Nam trong một thập kỷ qua.

Kiên quyết ổn định tỷ giá

Điều chỉnh tỷ giá, người gửi tiết kiệm rút tiền từ ngân hàng để trú ẩn vào kênh USD và vàng, như vậy là tiền không thành vốn, không đi vào sản xuất để tạo ra giá trị gia tăng mà vẫn chỉ là tiền tệ không sinh lời, điều này kéo nền kinh tế suy giảm. Ở một góc độ khác, khi tỷ giá biến động sẽ gây ra tâm lý lo ngại đối với các NĐT nước ngoài, tức là mức độ tín nhiệm đối với chính sách sẽ giảm đi. Những NĐT này sẽ đặt câu hỏi liệu rằng việc rót vốn vào Việt Nam có còn an toàn? Tính toán nhanh cũng cho thấy, khi phá giá VND sẽ tác động tới giá trị quy đổi ngược ra đồng USD. Chia sẻ với PV báo Kinh tế & Đô thị, PGS.TS Phạm Thế Anh cho biết, hiện đang có lo ngại sự phá giá đồng NDT của Trung Quốc sẽ dẫn đến chiến tranh tiền tệ trong khu vực, buộc các nước phá giá theo NDT để duy trì sự cạnh tranh. Nếu điều này xảy ra, các NĐT nước ngoài sẽ chịu nhiều thiệt hại, các quỹ đầu tư gián tiếp trên thị trường tài chính sẽ tìm cách bảo toàn đồng vốn bằng cách rút khỏi các thị trường mới nổi. “Thực tế, trong tuần qua đã có sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán tại hàng loạt các nước châu Á và Việt Nam” – PGS.TS Phạm Thế Anh nhấn mạnh.

Đầu tuần này, lãnh đạo NHNN Việt Nam ra tuyên bố sẽ không tiến hành điều chỉnh tỷ giá nữa và sẽ áp dụng tất cả các biện pháp để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối từ nay đến hết năm 2015 và những tháng đầu năm 2016. Tuyên bố đã phần nào trấn an các NĐT, tuy nhiên theo các chuyên gia, sau biến động vừa qua, sẽ mất một thời gian để các NĐT nước ngoài lấy lại lòng tin vào chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá của Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng Mỹ rục rịch tăng lãi suất, các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam và các thị trường mới nổi khác sẽ càng thận trọng hơn.

Khuyến nghị một cơ chế quản lý giá thả nổi có quản lý

Việc NHNN liên tục phải điều chỉnh tỷ giá không như cam kết khiến cho mức độ tín nhiệm của cơ quan này bị giảm sút đáng kể trong thời gian qua. Điều này xuất phát từ thực tế Việt Nam rất khó đáp ứng được các điều kiện để áp dụng tốt chế độ “neo tỷ giá”. Một khuyến nghị được các chuyên gia đề xuất đó là NHNN Việt Nam nên áp dụng cơ chế tỷ giá “thả nổi có quản lý”.

Khác với cơ chế neo tỷ giá hiện nay, trong cơ chế thả nổi có quản lý, NHNN sẽ không tuyên bố trước tỷ giá trung tâm, tỷ giá thương mại hàng ngày về cơ bản được xác lập hoàn toàn bởi các giao dịch theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, NHNN có thể dùng các biện pháp can thiệp như mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng hoặc các biện pháp kiểm soát nguồn vốn ra vào Việt Nam để làm mềm dao động của tỷ giá. Cụ thể, thông qua các hoạt động thị trường mở, hoặc tái chiết khẩu và tái cấp vốn, và mua bán trên thị trường ngoại hối, NHNN có khả năng kiểm soát được cung tiền, qua đó điều tiết được tỷ giá và lãi suất mục tiêu. Trong trường hợp này việc duy trì điều kiện UIP (điều kiện UIP phản ánh sự cân bằng giữa chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ với sự mất giá của đồng nội tệ) sẽ giúp NHNN hạn chế được các hoạt động đầu cơ ngắn hạn trên thị trường ngoại hối và tiền tệ.

Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với cơ chế tỷ giá neo cố định hiện nay. Thứ nhất, giá cả của hầu hết các mặt hàng cũng như lương bổng của khu vực DN ở Việt Nam đã được quyết định theo cơ chế thị trường. Việc thả nổi có quản lý tỷ giá sẽ giúp sự biến động của giá cả các mặt hàng trong nước cân bằng với sự biến động của giá cả các mặt hàng trên thế giới, qua đó giúp nền kinh tế phân bổ tối ưu hơn.

Thứ hai, độ mở kinh tế Việt Nam lớn, nhưng lại không bị lệ thuộc mạnh vào một đối tác cụ thể nào, nên việc áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý sẽ không những không khiến Việt Nam bị tác động mạnh bởi các cú sốc từ thị trường tiền tệ bên ngoài, mà còn giúp Việt Nam ngăn chặn tốt các cú sốc từ thị trường hàng hóa quốc tế.

Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của một số chuyên gia kinh tế đầu ngành thuộc trường ĐH Kinh tế Quốc dân, tuy nhiên các ý kiến cũng khẳng định, hiện tại chưa thể áp dụng ngay cơ chế này mà cần có lộ trình. Để chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát thực sự phát huy tác dụng, nâng cao uy tín VND thì Nhà nước cần chuẩn bị thêm một số điều kiện như kiểm soát lạm phát theo mục tiêu định trước (duy trì lạm phát thấp), hiện đại hóa thị trường ngoại hối...
GS.TS Trần Thọ Đạt:
Quan tâm và học cách quản trị rủi ro

Trong 1 - 2 năm qua, việc Nhà nước bảo lãnh tỷ giá đã khiến khả năng quản trị tỷ giá của DN bị hạn chế, mỗi lúc tỷ giá thay đổi là DN đều lúng túng. Đã đến lúc các DN xuất nhập khẩu phải quan tâm và học cách quản trị rủi ro trước biến động tỷ giá, ví dụ như trong hợp đồng kinh tế phải có điều khoản quy định liên quan tới biến động tỷ giá.
PGS.TS Phạm Thế Anh - trường ĐH Kinh tế Quốc dân:
Những ngành nhập khẩu nguyên liệu  chịu ảnh hưởng nhiều
Khi tỷ giá tăng, những ngành có đầu ra là xuất khẩu và không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ được lợi. Ngược lại, sẽ bất lợi nếu phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu và trong nước không có sản phẩm thay thế, ví dụ như dệt may. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng việc phá giá VND sẽ khiến DN nhập khẩu ít đi vì không nhập nguyên phụ liệu thì DN không thể sản xuất, trong nước chưa có công nghiệp phụ trợ cho dệt may, phá giá VND sẽ chỉ khiến chi phí sản xuất cao hơn, DN lãi ít đi mà sức cạnh tranh lại suy giảm. Trong khi đó, hàng nông sản xuất khẩu nhìn chung sẽ được lợi. Còn với xăng dầu, tác động từ tỷ giá đối với mặt hàng này là không lớn mà chủ yếu do tác động từ giá dầu thế giới”.        
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
4 tháng, Hà Nội thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 42,1% so với cùng kỳ

4 tháng, Hà Nội thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 42,1% so với cùng kỳ

02 May, 11:02 AM

Kinhtedothi - 4 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) do địa phương quản lý được 19,9 nghìn tỷ đồng, đạt 19% kế hoạch năm và tăng 42,1% so với cùng kỳ năm trước. TP Hà Nội tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng cắt giảm nhân sự, tối ưu hoá hoạt động

Ngân hàng cắt giảm nhân sự, tối ưu hoá hoạt động

02 May, 09:47 AM

Kinhtedothi - Các ngân hàng đang đẩy mạnh chuyển đổi số và tái cấu trúc hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí. Hàng loạt ngân hàng đã công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự, cắt giảm chi nhánh giao dịch.

Chứng khoán sau nghỉ Lễ: Sóng ngầm còn vỗ, chọn danh mục để đi đường dài

Chứng khoán sau nghỉ Lễ: Sóng ngầm còn vỗ, chọn danh mục để đi đường dài

02 May, 06:50 AM

Kinhtedothi- Cơ hội phục hồi đang mở ra sau kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường vẫn trong vùng dao động mạnh. Ông Đào Hồng Dương- Giám đốc Phân tích ngành và cổ phiếu, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) khuyến nghị, nhà đầu tư cần cơ cấu theo hướng chọn lọc nhóm ngành sáng giá, kết hợp quản trị vốn chặt chẽ để vượt qua giai đoạn "sóng ngầm" này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ