Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nếu được Quốc hội thông qua, gói phục hồi kinh tế “quy mô đủ lớn” sẽ được thực hiện từ đầu năm 2022

Kinhtedothi - Tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 11/11, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đang nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ để có thể trình Quốc hội kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế vào kỳ họp tới.
 Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, gói phục hồi kinh tế phải có quy mô đủ lớn, thời gian thực hiện phù hợp, chú ý đến tác động dài hạn
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận đây là vấn đề quan trọng, phức tạp của đất nước, tác động toàn diện tới nền kinh tế, đòi hỏi kết hợp thực tiễn trong ngoài và ngoài nước, phù hợp với mục tiêu phát triển, khả năng của đất nước. Ông mong nhận được ý kiến, đề xuất sâu sắc, tâm huyết, để tiếp tục hoàn thiện nội dung chương trình để trình cấp có thẩm quyển xem xét sớm.
Trả lời chất vấn đại biểu Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) về kinh nghiệm quốc tế liên quan đến các gói phục hồi kinh tế, Bộ trưởng Dũng cho biết, kinh nghiệm quốc tế vừa qua cho thấy, nhiều nước đã thông qua các gói hỗ trợ quy mô lớn, chưa từng có tiền lệ, bất chấp kỷ luật, kỷ cương tài chính. Nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia… chấp nhận tăng trần nợ công để có tốc độ phục hồi nhanh.
Về chương trình phục hồi kinh tế mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất căn cứ trên nghiên cứu tình hình quốc tế và thực tiễn của Việt Nam. “Gói này phải có quy mô đủ lớn, thời gian thực hiện phù hợp, đảm bảo các cân đối vĩ mô, thực hiện phù hợp, linh hoạt, chú ý đến tác động dài hạn…”- Bộ trưởng nói.
Mục tiêu của chương trình phục hồi này là phát triển nhanh trên cơ sở thích ứng an toàn, đảm bảo chủ động sản xuất kinh doanh cho DN, chủ động trước tác động dịch bệnh. Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021- 2025 ở mức từ 6,5-7%, đã đề ra, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và các cấn đối lớn, đảm bảo an sinh xã hội…
Thời gian thực hiện, nếu được Quốc hội thông qua sẽ thực hiện trong 2 năm 2022, 2023. Nếu Quốc hội thông qua kỳ họp cuối năm nay thì thực hiện đầu năm 2022 để đảm bảo các mục tiêu đề ra.

Về ảnh hưởng của gói hỗ trợ đến bội chi và nợ công, trả lời đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: "Nếu được Quốc hội thông qua, bội chi có thể tăng khoảng 1%", Bộ trưởng Dũng nói và cho biết thêm, chỉ tiêu vẫn trong tầm kiểm soát. Đồng thời, hiệu quả của chương trình hỗ trợ giúp kinh tế tăng trưởng sẽ giúp giải quyết nhiều mục tiêu. GDP tăng lên không chỉ làm tăng quy mô nền kinh tế mà các chỉ số về nợ công và bội chi cũng sẽ giảm đi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

08 May, 04:39 PM

Kinhtedothi- Ngày 8/5/2025, Chi cục Thuế Khu vực I đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Đây là hoạt động quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành thuế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ quy định mới, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ