Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nga: Cần tăng cường bảo vệ tài sản tư

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dù đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, song các quyền sở hữu tư nhân vẫn là mối quan ngại hàng đầu của những nhà đầu tư nước ngoài tại Nga.

KTĐT - Dù đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, song các quyền sở hữu tư nhân vẫn là mối quan ngại hàng đầu của những nhà đầu tư nước ngoài tại Nga.

Hôm thứ Năm (21/1), Phó thủ tướng thứ Nhất chuyên trách vấn đề quản lý khủng hoảng của Nga, ông Igor Shuvalov khẳng định, Nga cần phải cải thiện khả năng bảo vệ các nguồn tài sản tư nhân.Phát biểu tại một hội nghị quốc tế đang diễn ra tại Moscow, ông Igor Shuvalov nói “Cuộc khủng hoảng (toàn cầu) đã nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải cải thiện các biện pháp bảo vệ tài sản tư nhân. Nếu không nền kinh tế sẽ chỉ có thể trông chờ vào những khoản đầu tư ngắn hạn.”

“Những khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao chỉ có thể được đảm bảo với việc tăng cường bảo vệ các quyền sở hữu tư nhân. Chính vì vậy, vấn đề này có mối liên hệ trực tiếp với sự nghiệp hiện đại hóa đất nước,” ông Shuvalov bày tỏ.

Dù đã được cải thiện nhiều trong thời gian qua, song các quyền sở hữu tư nhân vẫn là mối quan ngại hàng đầu của những nhà đầu tư nước ngoài tại Nga. Họ tỏ ra lo ngại về hệ thống luật pháp phức tạp, nạn tham nhũng, các quy định pháp lý và quy định vận hành doanh nghiệp tại đây.

Bên cạnh đó, ông Shuvalov cũng khẳng định “Việc phụ thuộc quá lớn vào lĩnh vực xuất khẩu nguyên liệu thô và thị trường tài chính bên ngoài cho thấy khả năng dễ sụp đổ trên quy mô lớn của ngành sản xuất và thị trường chứng khoán của Nga.”

Phó thủ tướng Shuvalov đưa ra lời cảnh báo về sự nguy hiểm của chiến lược “kinh doanh bình thường”. Một chiến lược với mục tiêu chính là “nằm chờ” giá các mặt hàng xuất khẩu then chốt của Nga như khí đốt, dầu mỏ hay kim loại tăng trở lại sau khi suy thoái kinh tế đi qua, thay vì đẩy mạnh đa dạng hóa nền kinh tế trong nước.

 Sau khi hứa sẽ chấm dứt chương trình chống khủng hoảng vào năm 2010, chính phủ Nga đã quyết định sẽ tiếp tục các nỗ lực hiện đại hóa đất nước. Ủy ban chống khủng hoảng do chính Phó thủ tướng thứ Nhất Shuvalov đứng đầu đã đưa ra đề xuất về một kế hoạch phát triển hậu khủng hoảng, theo đó kế hoạch này sẽ bao gồm mọi bước nhằm “giảm thiểu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và các nỗ lực hiện đại hóa.”

Ngân sách 2010 của Nga gồm 195 tỷ RUB (tương đương 6,63 tỷ USD) dành cho các biện pháp chống khủng hoảng, trong khi 233 tỷ RUB khác cũng sẽ được chi tiêu cho các biện pháp kích thích kinh tế đã được thông qua trong năm 2009.

Các nhà quan sát gần đây đã liên tục chỉ trích kế hoạch này vì kế hoạch không đưa ra được các biện pháp thích hợp nhằm nâng tính cạnh tranh và khuyến khích lĩnh vực tư nhân đẩy mạnh hoạt động.