Nga tư nhân hóa 900 doanh nghiệp nhà nước

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chính phủ Nga đã thông qua một chương trình tư nhân hóa rộng lớn chưa từng có kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

KTĐT - Chính phủ Nga đã thông qua một chương trình tư nhân hóa rộng lớn chưa từng có kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Theo đó, 900 doanh nghiệp nhà nước giữ quyền chi phối sẽ được tư nhân hóa từng phần. Chương trình này kéo dài đến năm 2015 có điểm đáng chú ý nhất là sẽ tư nhân hóa từng phần Tập đoàn Dầu khí hàng đầu Rosneft, Ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank mà Nhà nước nắm 60,3%; ngân hàng lớn thứ hai VTB nhà nước nắm giữ 85%; Tập đoàn Vận tải biển Sovkomflot; Tập đoàn lớn thứ 2 thế giới trong lĩnh vực thủy điện RusGuidro; Tập đoàn RJD nắm giữ 85.000 km đường sắt của Nga đều sẵn sàng nhượng lại từ 4% - 50% tài sản của mình. Đến năm 2015, Chính phủ Nga có thể sẽ không kiểm soátTập đoàn Rosneft nữa.

Sau 10 năm tăng trưởng liên tục, nước Nga cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Giờ đây Nga ý thức được cơ sở hạ tầng công nghiệp của mình còn lạc hậu, đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp và nền kinh tế Nga vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu cơ bản. Với việc bán ra thị trường một phần tài sản do Nhà nước nắm giữ, Chính phủ Nga hy vọng từ nay đến năm 2015 sẽ thu được 42 tỷ Euro, một khoản có thể bù đắp phần nào cho thâm hụt ngân sách.Giám đốc Viện Nghiên cứu phát triển của Nga Igor Iourgens cho biết, nền kinh tế của Nga đang mất cân đối. Phần kinh tế quốc doanh chiếm 50% GDP, đây là điều hiếm thấy trong một nền kinh tế tự do. Đầu tư nước ngoài vào Nga thấp là do các doanh nhân thường gặp phải nhiều trở lực như: tham nhũng, cơ sở hạ tầng xuống cấp, cạnh tranh không trung thực và nguồn nhân lực không được đào tạo đầy đủ. Theo một chuyên gia về môi trường đầu tư tại Nga, Tổng thống và Thủ tướng Nga nhận không có đầu tư và kỹ năng của nước ngoài, Nga không thể vươn tới vị trí các cường quốc.


Chương trình tư nhân hóa trên được giới ngân hàng và công nghiệp phương Tây đang theo dõi kỹ lưỡng.