Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngắm vẻ đẹp bình yên của các điểm du lịch xung quanh TP Huế

Ngọc Tú
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đại Nội Huế – Kinh thành Huế, cầu Tràng Tiền, Nhà thờ Phủ Cam hay làng hương Thuỷ Xuân... là những điểm du lịch không thể bỏ qua của du khách mỗi khi đến với TP Huế.

Từ ngày 15/3, Việt Nam đã mở cửa du lịch đón khách quốc tế. Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch để tận dụng tốt thời cơ mở lại thị trường khách quốc tế.
Từ ngày 15/3, Việt Nam đã mở cửa du lịch đón khách quốc tế. Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng các chương trình, sản phẩm du lịch để tận dụng tốt thời cơ mở lại thị trường khách quốc tế.
Để quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới. Khách du lịch đến với TP Huế không thể bỏ qua không gian Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế.
Để quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến và trải nghiệm các sản phẩm dịch vụ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm, dịch vụ mới. Khách du lịch đến với TP Huế không thể bỏ qua không gian Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế.
Không gian này nằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn.
Không gian này nằm ở bên bờ dòng sông Hương thơ mộng trữ tình, nơi đây chính là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế từ thời nhà Nguyễn.
Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế luôn là điểm "check in" thu hút khách du lịch mỗi khi đến.
Khu Đại Nội Huế – Kinh thành Huế luôn là điểm "check in" thu hút khách du lịch mỗi khi đến.
Nhiều khách du lịch cho biết, niềm vui khi đến với TP Huế là được thăm quan cố đô cũng như lưu lại khoảnh khắc với tà áo dài truyền thống của Việt Nam.
Nhiều khách du lịch cho biết, niềm vui khi đến với TP Huế là được thăm quan cố đô cũng như lưu lại khoảnh khắc với tà áo dài truyền thống của Việt Nam.
"Trước khi đến với Huế, tôi đã liên tưởng đến những nét đẹp cổ kính của Đại Nội Huế và lên ngay ý định để chụp ảnh với áo dài. Việc mặc những bộ áo dài tạo nên vẻ đẹp của người Việt" - một du khách từ Bình Thuận chia sẻ.
"Trước khi đến với Huế, tôi đã liên tưởng đến những nét đẹp cổ kính của Đại Nội Huế và lên ngay ý định để chụp ảnh với áo dài. Việc mặc những bộ áo dài tạo nên vẻ đẹp của người Việt" - một du khách từ Bình Thuận chia sẻ.
Cầu Trường Tiền cũng là nơi không thể bỏ qua, đây là biểu tượng của cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử qua bao thăng trầm của đất nước. Cầu nằm ngay trung tâm TP, nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây với tổng chiều dài 402,60m, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Cầu Trường Tiền cũng là nơi không thể bỏ qua, đây là biểu tượng của cố đô mang đậm dấu ấn lịch sử qua bao thăng trầm của đất nước. Cầu nằm ngay trung tâm TP, nối liền hai bờ sông Hương với đầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu phía nam thuộc phường Phú Hợi. Đây là cây cầu đầu tiên ở khu vực Đông Dương được xây dựng theo kỹ thuật và vật liệu nhập từ phương Tây với tổng chiều dài 402,60m, gồm 6 nhịp dầm thép có dạng vành lượng, khẩu độ mỗi nhịp là 67m.
Dọc theo bờ sông Hương về phía Tây cách TP Huế khoảng 5km, khách du lịch có thể đến với chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê - thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long. Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng - vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này.
Dọc theo bờ sông Hương về phía Tây cách TP Huế khoảng 5km, khách du lịch có thể đến với chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ, tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê - thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long. Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng - vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này.
Ngắm vẻ đẹp bình yên của các điểm du lịch xung quanh TP Huế - Ảnh 1Nhà thờ Phủ Cam (có địa chỉ tại số 1 Đoàn Hữu Trưng, Phước Vĩnh, TP Huế) là một trong những địa danh nổi tiếng xứ cố đô với tuổi đời gần 400 năm, sở hữu lối kiến trúc phương Tây đầy cổ kính. 
Nhà thờ Phủ Cam ngày càng được nhiều người biết tới và đã trở thành điểm check-in với vẻ đẹp tựa trời Âu.
Nhà thờ Phủ Cam ngày càng được nhiều người biết tới và đã trở thành điểm check-in với vẻ đẹp tựa trời Âu.
Công trình nhà thờ này có mặt bằng được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá với phần đỉnh hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc - hướng chính của nhà thờ. Mặt tiền chính của công trình có bố cục 3 phần gồm: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên. 
Công trình nhà thờ này có mặt bằng được xây dựng theo hình dáng một cây thánh giá với phần đỉnh hướng về phía Nam, chân hướng về phía Bắc - hướng chính của nhà thờ. Mặt tiền chính của công trình có bố cục 3 phần gồm: sảnh chính, thánh đường ở giữa và đôi tháp chuông cao vút hai bên. 
Một địa điểm khác không thể không đến tại Thừa Thiên - Huế là làng hương Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế). Theo như ghi nhận, do hoạt động du lịch mới mở cửa trở lại, song lượng khách đến tham quan làng hương chưa đông, chủ yếu là giới trẻ đến "check in".
Một địa điểm khác không thể không đến tại Thừa Thiên - Huế là làng hương Thủy Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế). Theo như ghi nhận, do hoạt động du lịch mới mở cửa trở lại, song lượng khách đến tham quan làng hương chưa đông, chủ yếu là giới trẻ đến "check in".
Anh Đồng Quyết Thắng (Đống Đa, Hà Nội), dù đã có lần đến với TP Huế nhưng đều lỡ hẹn với làng hương Thủy Xuân và quyết tâm trở lại sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: "Ngoài những địa điểm tại khu trung tâm TP Huế, làng hương là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong đó chủ yếu là giới trẻ đến chụp ảnh".
Anh Đồng Quyết Thắng (Đống Đa, Hà Nội), dù đã có lần đến với TP Huế nhưng đều lỡ hẹn với làng hương Thủy Xuân và quyết tâm trở lại sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: "Ngoài những địa điểm tại khu trung tâm TP Huế, làng hương là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong đó chủ yếu là giới trẻ đến chụp ảnh".
Theo lời kể của những nghệ nhân tại đây, nghề làm hương đã xuất hiện tại đây từ khoảng từ 700 năm trước dưới thời nhà Nguyễn.  Đây là nơi cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân. 
Theo lời kể của những nghệ nhân tại đây, nghề làm hương đã xuất hiện tại đây từ khoảng từ 700 năm trước dưới thời nhà Nguyễn.  Đây là nơi cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân. 
Các sản phẩm hương, trầm ở làng rất đa dạng với các mức giá khác nhau. Trong đó, hương trầm có giá khoảng 80.000 - 200.000 đồng/bó; hương quế có giá khoảng 40.000 đồng/bó và nụ trầm có giá khoảng 50.000 - 600.000 đồng/hộp. "Các sản phẩm ở làng hương không chỉ cung cấp cho các chợ địa phương như chợ Đông Ba, chợ An Cựu… mà còn được xuất đi nhiều tỉnh thành với các phân khúc sản phẩm khác nhau" - một chủ gian hương cho biết.
Các sản phẩm hương, trầm ở làng rất đa dạng với các mức giá khác nhau. Trong đó, hương trầm có giá khoảng 80.000 - 200.000 đồng/bó; hương quế có giá khoảng 40.000 đồng/bó và nụ trầm có giá khoảng 50.000 - 600.000 đồng/hộp. "Các sản phẩm ở làng hương không chỉ cung cấp cho các chợ địa phương như chợ Đông Ba, chợ An Cựu… mà còn được xuất đi nhiều tỉnh thành với các phân khúc sản phẩm khác nhau" - một chủ gian hương cho biết.
Việc mở cửa đón khách quốc tế và phục hồi, kích cầu du lịch trong điều kiện bình thường mới là cơ hội để phát triển tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc biệt khi đây là nơi có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Việc mở cửa đón khách quốc tế và phục hồi, kích cầu du lịch trong điều kiện bình thường mới là cơ hội để phát triển tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đặc biệt khi đây là nơi có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.