Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngăn chặn “từ sớm, từ xa” các hành vi bạo lực gia đình

Kinhtedothi – Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thay đổi nhận thức về các hành vi bạo lực trong gia đình

Thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại tổ ĐB Quốc hội TP Hà Nội, đại biểu Phạm Đức Ấn cho rằng, dù Luật có hiệu lực hơn 10 năm nay, nhưng bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối.

Tổ ĐB Quốc hội TP Hà Nội thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

“Khó khăn lớn nhất hiện nay đó là thay đổi nhận thức về các hành vi bạo lực trong gia đình. Bởi tâm lý tôi có con thì yêu cho roi cho vọt nên nhiều người chưa chắc đã nhận thức được các hành vi thế nào là bạo lực”, ĐB Phạm Đức Ấn nói. Do vậy. Theo ĐB, cần tuyên truyền để người dân nhận thức được các hành vi bạo lực gia đình.

ĐB Phạm Đức Ấn cũng nhấn mạnh, nếu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được thực thi tốt sẽ giảm được đáng kể hành vi bạo lực trong gia đình, đồng thời hành vi bạo lực trong xã hội, bạo lực học đường cũng giảm theo.

ĐB Phạm Đức Ấn thảo luận tại tổ ĐB Quốc hội TP Hà Nội

Cùng vấn đề trên, đại biểu Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) cũng đánh giá, bạo lực trong gia đình có chiều hướng gia tăng, tính chất nhiều vụ việc rất nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo ông Cừ là do tác động của cơ chế thị trường, tệ nạn xã hội (nghiện rượu, cờ bạc, ma túy) và các biện pháp răn đe cũng chưa đủ nghiêm khắc.

Theo ĐB Trương Xuân Cừ, cần phải nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn “từ sớm, từ xa” các hành vi bạo lực gia đình. “Hơn ai hết, tổ trưởng dân phố, bí thư địa bàn phải là người nắm được các cặp đôi nào hay “chí chéo” nhau, em nhỏ nào có nguy cơ bị bạo lực gia đình. Do vậy, cần có giải pháp để chính quyền cơ sở có trách nhiệm hơn trong vấn đề này”, ĐB kiến nghị.

ĐB Trương Xuân Cừ thảo luận tại tổ ĐB Quốc hội TP Hà Nội

Phát biểu tại đoàn Hà Nội, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cùng chung nhận định bạo lực gia đình ngày càng tăng, với các hành vi phức tạp hơn trước. Do vậy, theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cần phải bổ sung thêm các hành vi bạo lực mới vào trong luật để có biện pháp xử lý.

“Thực tế có rất nhiều hành vi bạo lực gia đình như bố mẹ giam cầm con cái, thậm chí con cái giam cầm bố mẹ. Hoặc có trường hợp báo chí đưa, vợ chồng mâu thuẫn, nhưng con cái liên quan gì mà lại bị bế đi tự tử cùng. Tôi rất đau lòng khi tiếp nhận các thông tin đó, nhưng trong luật lại không thấy đề cập”, ĐB Thích Bảo Nghiêm nêu băn khoăn.

ĐB Thích Bảo Nghiêm thảo luận

Hạn chế tình trạng dân chủ hình thức

Thảo luận về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, tại tổ ĐB Quốc hội TP Hà Nội, ĐB Tạ Đình Thi nhất trí với các báo cáo được trình bày tại Quốc hội lần này, song cần có thêm ý kiến để dự thảo luận được đi vào cuộc sống. Trong đó, việc thực hành dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng, bởi đây là nơi đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống.

Theo ĐB, trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, cần rà soát, đánh giá kỹ hơn các quy định của dự thảo luận để tránh chồng chéo trong các văn bản luật liên quan. ĐB cho rằng, cần phát huy hơn nữa các tổ chức chính trị - xã hội, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể khác trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, song trong các báo cáo trình Quốc hội chưa làm rõ vấn đề này.

ĐB Tạ Đình Thi thảo luận 

“Thực tế hiện nay nhiều cơ quan thực hiện hội nghị cán bộ, công nhân viên chức còn mang tính hình thức. Hoặc nhiều cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ nhưng thực tế việc triển khai chưa thực sự hiệu quả. Đây là những vấn đề đáng quan tâm khi thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở sở các đơn vị, doanh nghiệp hiện nay” – đại biểu nêu quan điểm.

ĐB Nguyễn Phi Thường cho rằng, cần quy định rõ vai trò cũng như trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc cũng như các tổ chức chính trị - xã hội, công đoàn trong việc thực hiện dân chủ cơ sở. Bởi đây là lực lượng nòng cốt để nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở theo tinh thần Nghị quyết đại hội lần thứ XIII của Đảng.

ĐB Nguyễn Phi Thường thảo luận

Đồng thời, đại biểu cũng kiến nghị sổ sung thêm điều khoản quy định rõ trách nhiệm giải trình, tiếp thu của người sử dụng lao động với các kiến nghị của người lao động; kiểm điểm trách nhiệm cũng như đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của người đứng đầu để hạn chế tình trạng dân chủ hình thức.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: Sắp xếp lại các hội quần chúng tinh gọn, hoạt động hiệu quả

Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam: Sắp xếp lại các hội quần chúng tinh gọn, hoạt động hiệu quả

10 Jul, 10:08 PM

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh 1 trong 10 nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư 6 tháng cuối năm 2025 là lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ vào hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam, theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực, hiệu quả.

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Hiệp thương cử 6 vị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

10 Jul, 08:11 PM

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam nhấn mạnh, đây là một bước ngoặt của công tác Mặt trận, bởi trong số các vị được giới thiệu và hiệp thương cử tham gia Ủy ban, Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam có 20 đồng chí là Phó Bí thư Tỉnh ủy- những người đã trải qua một quá trình công tác, đúc rút được kinh nghiệm thực tiễn gắn với lý luận của Đảng; với cương vị này, mỗi người sẽ làm tròn hai vai.

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

Thực hiện cao điểm 50 ngày cấp định danh điện tử cho người nước ngoài

10 Jul, 06:51 PM

Kinhtedothi – Việc cấp định danh điện tử (ĐDĐT) cho người nước ngoài (NNN) được thực hiện trong đợt cao điểm 50 ngày nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc chuyển đổi số quốc gia và là một trong những hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Điện Biên: gỡ vướng cho cấp xã khi thực hiện phân cấp, phân quyền

10 Jul, 05:44 PM

Kinhtedothi – Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến giữa UBND tỉnh và UBND các xã, phường nhằm tiếp nhận các đề xuất, kiến nghị khi triển khai các nhiệm vụ tại cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô chủ trì hội nghị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ