Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành giao thông vận tải áp dụng các biện pháp khẩn cấp phòng, chống dịch Covid-19

Kinhtedothi - Ngày 8/7, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành công điện gửi các Cục chuyên ngành, Sở GTVT các địa phương về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ GTVT yêu cầu người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên các phương tiện vận tải bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 khi đến/đi từ TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa 
Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng dập dịch, điều trị tích cực; tổ chức tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.
Đặc biệt, tất cả người điều khiển, người phục vụ, hành khách trên phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa khi từ TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành phố khác hoặc từ tỉnh, thành phố khác đến TP Hồ Chí Minh bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực (theo quy định hiện hành của Bộ Y tế). Trừ trường hợp phương tiện vận chuyển người dân đi, đến bệnh viện, trung tâm y tế trong trường hợp cấp thiết nhưng phải được theo dõi, kiểm soát y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Các trường hợp vận chuyển lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, nguyên vật liệu sản xuất, xe đưa đón cán bộ, nhà quản lý, chuyên gia, công nhân… làm việc tại các cơ quan, khu công nghiệp khi đi lại hàng ngày giữa TP Hồ Chí Minh đến các tỉnh lân cận và ngược lại được phép hoạt động trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Đồng thời, phải được sự chấp thuận của UBND tỉnh, thành phố lân cận. Hàng ngày thực hiện khai báo y tế bằng mã QR Code theo đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với việc quản lý người, phương tiện đi, đến TP Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức phân luồng giao thông; quy định thời gian cụ thể, rõ ràng cho phương tiện giao thông để không gây ra tình trạng ách tắc. Từ đó, bảo đảm duy trì ổn định vận tải hàng hóa và hành khách, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch.
Trường hợp TP Hồ Chí Minh và các địa phương khác trong vùng phải tiến hành phong tỏa, giãn cách trên diện rộng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải có kịch bản cụ thể xử lý vấn đề như: Phân luồng giao thông, lưu thông hàng hóa, cung ứng vật tư và nhu yếu phẩm, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân… để không làm xáo trộn lớn đến cuộc sống của người dân.
Bộ GTVT cũng yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị vận tải, bến xe, bến tàu, bến phà, nhà ga, cảng hàng không, sân bay, chủ phương tiện chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, đôn đốc và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại đơn vị mình quản lý.
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ