Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Kinhtedothi - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.

3 nhóm ngành chính tăng trưởng dương

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, kết thúc năm 2023, tốc độ tăng trưởng (GRDP) nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn TP tăng 2,74% so với cùng kỳ năm trước (năm 2022, tăng trưởng 2,7%).

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 (theo giá so sánh) ước đạt 41.681 tỷ đồng, tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 38.023 tỷ đồng, tăng 2,67%.

Mô hình trồng hoa lan ứng dụng công nghệ cao tại huyện Mê Linh (TP Hà Nội).

Đáng chú ý, các nhóm lĩnh vực chính đều có mức tăng giá trị sản xuất dương so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt 16.318 tỷ đồng, tăng 0,7%; Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt khoảng 20.810 tỷ đồng, tăng 4,3%.

Tương tự, so với cùng kỳ năm 2022, giá trị sản xuất dịch vụ nông nghiệp đạt 895 tỷ đồng, tăng 2,21%; Giá trị sản xuất thủy sản ước khoảng 3.566 tỷ đồng, tăng 3,31%. Cơ cấu ngành chuyển dịch tích cực, với giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 90,44%; thủy sản 9,29%; lâm nghiệp 0,27%.

Có thể thấy, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn tăng trưởng dương. Các nhóm lĩnh vực chính đều có sự gia tăng về giá trị sản xuất. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.

Phấn đấu tăng trưởng từ 2,5 - 3%

Mặc dù tăng trưởng vượt so với năm 2022, tuy nhiên, chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Thủ đô. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, số lượng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế… 

 

“Hà Nội sẽ chú trọng những sản phẩm cây trồng, dịch vụ, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với nhu cầu và phục vụ phát triển đô thị, phù hợp với tính chất, đặc điểm khu vực đô thị, khu vực ven đô…” - Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, trong năm 2024, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng sản xuất đạt từ 2,5 - 3%. Để đạt được mục tiêu trên, việc tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp được xem là nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, Sở NN&PTNT Hà Nội sẽ thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng.

“Thành phố sẽ mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hàng năm. Chuyển đổi các diện tích sản xuất lúa tại các vùng khó khăn về tưới tiêu sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn” - ông Nguyễn Xuân Đại nói thêm.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Hà Nội sẽ tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng sản xuất con giống, tập trung phát triển con giống chất lượng cao trên cơ sở lưu giữ và bảo tồn các giống bản địa chất lượng cao.

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, TP sẽ tập trung phát triển thủy sản theo hướng bền vững, có năng suất, chất lượng cao, gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái. Khuyến khích nuôi công nghiệp trên cá, áp dụng nuôi thâm canh, công nghệ cao, thực hành nuôi tốt (GAP) theo quy chuẩn.

Đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết thêm, trong năm 2024, sẽ tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các vùng, khu vực sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp với tình hình thực tế theo hướng hữu cơ, hài hoà với thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ