Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngành y tế Hà Nội: thực hiện nghiêm quy định xin lỗi khi trả kết quả chậm muộn

Kinhtedothi - Ngành y tế Hà Nội đặt mục tiêu nâng cao chỉ số cải cách hành chính (CCHC) - PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2025 thông qua 2 nội dung.

Đó là khắc phục các tiêu chí thành phần bị trừ điểm và nâng cao chỉ số PAR INDEX, chỉ số SIPAS.

Chỉ số PAR INDEX năm 2024 của Sở Y tế đạt 90,27%, xếp thứ 5/23 sở, ngành, có sự cải thiện về thứ hạng so với năm 2023 (xếp thứ 6/23), tuy nhiên điểm số đạt được thấp hơn năm 2023 (đạt 93,21%, giảm 2,94%).

Căn cứ kết quả điểm của Hội đồng thẩm định, đánh giá TP xác định chỉ số CCHC năm 2024, Sở Y tế có 14 tiêu chí thành phần bị trừ điểm, tương ứng trừ 4,41 điểm thẩm định. Trong đó, cải cách thể chế có 4 tiêu chí bị trừ điểm, cải cách thủ tục hành chính có 3 tiêu chí bị trừ điểm.

Để khắc phục các tiêu chí bị trừ điểm, năm 2025, ngành y tế tiếp tục nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành cải CCHC; chú trọng thực hiện cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ trong công tác cải cách tổ chức bộ máy, cải cách công vụ; xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.

Nhân viên y tế Bệnh  viện Nhi Hà Nội hướng dẫn người dân đến khám chữa bệnh.

Riêng đối với công tác cải cách thể chế, ngành y tế tiếp tục rà soát tiến độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình TP ban hành; kịp thời đề xuất xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực y tế.

Trong công tác cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện rà soát, chuẩn hóa danh mục và các quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của Sở Y tế. Đồng thời kiểm tra, giám sát thường xuyên việc tuân thủ thời gian và quy trình nội bộ giải quyết TTHC, phấn đấu 100% TTHC được giải quyết đúng hẹn và trước hẹn.

Đối với các hồ sơ trả kết quả chậm muộn cần thực hiện nghiêm túc quy định về xin lỗi trong quá trình giải quyết TTHC; thường xuyên kiểm tra các hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức đối với các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết để kịp thời có xử lý, trả lời đúng thời hạn quy định.

Về chỉ số hài lòng SIPAS năm 2024 của Sở Y tế đạt 97,35%, giảm 1,71% so với năm 2023 (99,06%), đứng thứ 14/23 sở, ban, ngành. Trong đó, một số điểm cần khắc phục gồm xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công và việc cung ứng dịch vụ hành chính công.

Để nâng cao chỉ số SIPAR, năm 2025, Sở Y tế tăng cường phổ biến, giáo dục các chính sách, pháp luật mới liên quan đến hoạt động y tế kịp thời, đầy đủ. Cùng với đó, ngành y tế thực hiện các quy định về đánh giá tác động, lấy ý kiến của người dân trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nghiêm túc theo quy định.

Ngoài ra, ngành tuân thủ nghiêm túc quy trình và thời gian giải quyết TTHC, phấn đấu 100% hồ sơ được giải quyết và trả kết quả đúng hạn; thường xuyên rà soát các kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và kịp thời giải quyết, trả lời phản ánh, kiến nghị đúng thời hạn quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

Chuyển đổi số y tế: Tiến tới bệnh viện thông minh và sự hài lòng của người bệnh

06 Apr, 12:23 PM

Kinhtedothi - Thể chế hóa các quan điểm của Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị, Luật Thủ đô 2024 đã quy định một số chính sách đặc thù nhằm nâng cao năng lực, xây dựng hệ thống y tế Thủ đô ngày càng phát triển, hiện đại, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

Biện pháp giúp cơ thể phục hồi nhanh khi bị cúm

06 Apr, 06:40 AM

Kinhtedothi - Cảm cúm là một trong những bệnh lý đường hô hấp thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Thời gian hồi phục của bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sức đề kháng, loại virus gây bệnh và cách chăm sóc bản thân. Dưới đây là cách phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm.

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

9 loại nước tuyệt đối không đựng trong bình giữ nhiệt vì cực độc

06 Apr, 06:36 AM

Kinhtedothi - Dù đi làm hay đi học, bình giữ nhiệt cũng là vật dụng tiện ích để mang theo đựng nước ấm. Nhưng không phải thứ nước nào cũng có thể đựng vào bình giữ nhiệt, nếu làm sai không chỉ làm hỏng bình mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Dưới đây là những loại nước tuyệt đối không nên đựng trong bình giữ nhiệt, giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì độ bền cho vật dụng này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ