Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Nội vụ: tối thiểu 80% TTHC đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình

Kinhtedothi-Bộ Nội vụ phấn đấu tối thiểu 80% thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến toàn trình và tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định số 252/QĐ-BNV về Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) của Bộ Nội vụ năm 2025, thay thế Quyết định số 971/QĐ-BNV ngày 30/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch CCHC của Bộ Nội vụ năm 2025 và Quyết định số 2336/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành Kế hoạch CCHC của Bộ LĐ-TB&XH năm 2025.

Theo Bộ Nội vụ, Kế hoạch này được ban hành nhằm mục đích triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác CCHC của Bộ Nội vụ, trên cơ sở bám sát Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2021-2030.

Từ đó, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả thực hiện công tác CCHC của Bộ Nội vụ nói chung và của từng đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ nói riêng.

Kế hoạch xác định 7 nhiệm vụ cụ thể về: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công tác chỉ đạo điều hành CCHC.

Trong đó đáng chú ý, về cải cách TTHC, Bộ Nội vụ chủ trương tiếp tục thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC; kiểm soát việc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các TTHC theo hướng đơn giản hóa (loại bỏ thủ tục rườm rà, chồng chéo; các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý…), công khai, minh bạch về quy định và quy trình giải quyết.

Giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận ''Một cửa'' của Bộ Nội vụ

Bên cạnh đó, thực hiện cập nhật, công bố, công khai kịp thời các TTHC mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ, hủy bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ theo đúng quy định pháp luật, dưới nhiều hình thức đa dạng, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong tìm hiểu và thực hiện. Tăng cường triển khai hoạt động kiểm soát TTHC, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác kiểm soát TTHC tại Bộ.  

Đồng thời, tiếp tục đổi mới quy trình, TTHC giải quyết công việc nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ theo hướng đơn giản hóa, gắn kết với đẩy mạnh ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số, tạo điều kiện thuận lợi trong phối hợp giải quyết công việc nói chung và giải quyết TTHC nói riêng.

Bộ đặt mục tiêu đạt tỷ lệ số hóa 100% kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Nội vụ; duy trì đạt tỷ lệ tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết TTHC của Bộ Nội vụ (trừ hồ sơ, văn bản mật) được luân chuyển bằng phương thức điện tử nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc cơ quan liên quan; tối thiểu 80% TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến.

Đặc biệt, phấn đấu tối thiểu 80% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Nội vụ có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến toàn trình và được tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.

Song song đó, Bộ cũng chủ trương tiếp tục tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và giám sát thực hiện các TTHC của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; triển khai thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định; tiếp tục thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

Đồng thời, tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp; rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: người dân hưởng lợi nhờ ứng dụng hiệu quả từ chính quyền số

Hà Nội: người dân hưởng lợi nhờ ứng dụng hiệu quả từ chính quyền số

29 Mar, 02:59 PM

Kinhtedothi-Phát huy những kết quả đã đạt được, từ đầu năm đến nay, TP Hà Nội xác định ưu tiên phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính, với nhiều mô hình điểm được triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích thực chất cho người dân, doanh nghiệp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ