Ngát hương lá mùi ngày cuối năm

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tất bật mua sắm nào gà, nào thịt, nào giò... cho cả gia đình trong mấy ngày Tết, chị Phạm Thị Hằng ở ngõ Bưu điện Cầu Giấy, quận Cầu Giấy vẫn không quên nhắc cô con gái vừa bước vào tuổi 17 đi cùng mua nắm lá mùi để đun nồi nước thơm.

KTĐT - Tất bật mua sắm nào gà, nào thịt, nào giò... cho cả gia đình trong mấy ngày Tết, chị Phạm Thị Hằng ở ngõ Bưu điện Cầu Giấy, quận Cầu Giấy vẫn không quên nhắc cô con gái vừa bước vào tuổi 17 đi cùng mua nắm lá mùi để đun nồi nước thơm.

Ngày 29 tháng Chạp, xen lẫn sắc đào thắm, sắc quất vàng rực rỡ là sắc trắng khiêm nhường của những chùm hoa mùi li ti mà nhiều người dùng để đun nước tắm vào ngày cuối năm.

Từ nhiều đời nay, thói quen đun nước lá mùi già để tắm trong ngày 30 Tết đã là một phong tục đẹp, thiêng liêng của người Việt Nam mỗi khi chuẩn bị đón một năm mới đang đến gần. Bởi lẽ, với rất nhiều người, được tắm gội bằng nồi nước lá mùi với hương thơm nồng nàn, ấm áp trong ngày cuối cùng của năm cũ là như thấy những điều chưa toại nguyện, chưa vẹn tròn hay những nỗi buồn phiền còn vương vấn trong tâm tư được trút bỏ.

Bà Nguyễn Thị Thảo, nguyên là giáo viên Trường Tiểu học Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội cho biết dù công việc có bận rộn đến mấy, bà vẫn luôn duy trì tục tắm nước lá mùi già vào ngày 30 Tết cho cả gia đình. Bây giờ đã lên chức bà nội, bà ngoại, bà Thảo không quên nhắc con, cháu mua lá mùi già về, nấu nước tắm vào mỗi dịp Tết cổ truyền.

Tất bật mua sắm nào gà, nào thịt, nào giò... cho cả gia đình trong mấy ngày Tết, chị Phạm Thị Hằng ở ngõ Bưu điện Cầu Giấy, quận Cầu Giấy vẫn không quên nhắc cô con gái vừa bước vào tuổi 17 đi cùng mua nắm lá mùi để đun nồi nước thơm.

Chị cho biết Tết năm nào cũng vậy, dù có làm gì thì chị cũng không quên nồi nước lá mùi vào ngày cuối năm.

Tại phiên chợ quê bên sườn núi Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cảnh người mua, kẻ bán thật tấp nập. Người cầm trên tay bó lá dong xanh chuẩn bị cho nồi bánh chưng, người hối hả hỏi mua nải chuối xanh, quả bưởi, quả bòng vàng để bày trên ban thờ. Rất nhiều bà, nhiều chị, trước khi rời chợ đều ghé hàng bán bó rau mùi già, thân nâu tía với những chùm quả nhỏ lúc lỉu.

Chị Phan Thị Hòa, một nông dân ở xóm Phúc Đức, xã Sài Sơn cho biết: Cây rau mùi là một loại rau gia vị đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam. Với lứa rau mùi được gieo vào tầm tháng 9, tháng 10 Âm lịch, người trồng rau thường để lại một ít cây, không thu hoạch khi còn non mà tiếp tục chăm sóc cho cây phát triển ra hoa, kết quả, già đi để làm giống cho mùa sau và để dùng nấu nước tắm gội trong dịp Tết.

Cây mùi càng già, thân sẽ chuyển dần từ xanh sang tía, sẫm, có nhiều quả và khi đun lên, cho mùi thơm ngan ngát, cay cay rất riêng.

Không chỉ bán ở các chợ quê, người trồng mùi còn tranh thủ thu hoạch mùi, bó thành từng bó nhỏ, mang đến các chợ trong nội thành để bán. Giá mỗi bó mùi năm nay chỉ khoảng 2.000-5.000 đồng/bó. Cứ đến lứa rau mùi cuối năm, bà con thường để lại một ít cây dành cho dịp Tết.

Trên phố phường Hà Nội, Tết Canh Dần đang đến rất gần trong cái lạnh se se, trong sắc thắm, trong tiếng nhạc lời ca rộn rã, trong vẻ tất bật của những người đi sắm Tết và trong cả hương thơm ấp áp của những nồi nước lá mùi già thoang thoảng đâu đây./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần