Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ngày Quốc tế về rừng (21/3): Rừng bị tàn phá khiến bệnh truyền nhiễm gia tăng

Kinhtedothi - “Thống kê của Liên Hợp quốc cho thấy, 75% bệnh truyền nhiễm từ động vật và thường xuất hiện khi rừng bị tàn phá…”. Đây là thông tin được đề cập đến tại Diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) phối hợp tổ chức sáng 21/3.

Chia sẻ tại Diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng, Chánh Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) Phạm Hồng Lượng cho biết: Theo báo cáo mục tiêu rừng toàn cầu năm 2021 của Liên Hợp quốc, rừng là nhân tố sống còn đối với cuộc sống của con người. Rừng là không gian sinh tồn, nơi cư ngụ của 80% các loài sinh vật trên đất liên; 75% nguồn nước sạch mà con người có thể tiếp cận được trên thế giới cũng đến từ các lưu vực sông, suối có rừng.

Khoảng 1/3 dân số thế giới, tương đương 2,4 tỷ người sử dụng gỗ và củi từ rừng làm năng lượng cho việc nấu nướng và sưởi ấm; cũng có khoảng 40% nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới đến từ rừng, tương tự như các nguồn năng lượng mặt trời, thủy điện và nguồn năng lượng kết hợp khác.

Đại diện bộ ngành chia sẻ tại Diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Rừng còn có mối liên hệ trực tiếp với sức khỏe con người. Rừng cung cấp nguồn thức ăn,thực phẩm, cung cấp nguồn dược liệu, thuốc chữa bệnh từ thảo dược lên đến 80% ở các quốc gia đang phát triển và 25% tại các quốc gia phát triển. Rừng cũng cung ứng các nguyên liệu cho sản xuất các vật tư y tế.

“Thống kê của Liên Hợp quốc cũng cho thấy, 75% bệnh truyền nhiễm từ động vật và thường xuất hiện khi rừng bị tàn phá. Ở trong rừng và gần rừng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch…” - ông Phạm Hồng Lượng cho biết thêm.

Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, trong nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực trên phạm vi toàn cầu với thông điệp bảo vệ rừng, bảo vệ hành tinh xanh như: Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2015; Hiệp ước Khí hậu Glasgow... Trong đó, Việt Nam luôn là quốc gia tham gia chủ động,tích cực, có trách nhiệm và đưa ra nhiều cam kết, ủng hộ mạnh mẽ đối với các sáng kiến toàn cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Rừng được xem là nhân tố sống còn đối với cuộc sống con người.

Bên cạnh việc đưa ra những cam kết mạnh mẽ, Việt Nam đã đưa ra những hành động thiết thực để quản lý bảo vệ, phát huy giá trị đa dụng của các hệ sinh thái rừng và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Với vai trò là cơ quan quản lý về lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và đang trình phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất.

Theo ông Nguyễn Song Hà - Trợ lý Trưởng đại diện Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam cho biết, trong những năm qua, FAO đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để hỗ trợ các hoạt động thúc đẩy ngành lâm nghiệp lành mạnh và bền vững.

Từ năm 2009, cùng với UNDP và UNEP, FAO đã hỗ trợ giảm mất rừng và suy thoái rừng thông qua chương trình UN-REDD thông qua công tác lập kế hoạch cấp địa phương nhằm giảm phát thải trong ngành lâm nghiệp, cải thiện cơ chế sử dụng đất, kiểm kê phát thải carbon, quản lý rừng bền vững thông qua lâm nghiệp cộng đồng và chứng chỉ rừng và quản trị rừng, đặc biệt là trong giao đất và bảo đảm quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, để giúp các hộ nông dân nhỏ tìm cách nâng cao thu nhập, đồng thời sử dụng bền vững tài nguyên rừng, Chương trình Rừng Trang trại của FAO (FFF) đã phối hợp với Trung ương Hội Nông dân để hỗ trợ các hộ nông dân thành lập các hợp tác xã thay đổi cuộc sống.

“Cùng với các tổ chức Liên hợp quốc, thay mặt Trưởng Đại diện FAO, chúng tôi xin cam kết giữ vai trò đối tác lâu dài của Chính phủ Việt Nam, tiếp tục hỗ trợ vì những Khu rừng Khỏe mạnh ở Việt Nam, đồng thời đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi người và không để ai bị bỏ lại phía sau…” - ông Nguyễn Song Hà nhấn mạnh tại Diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng. 

 

Từ năm 2012, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã lấy ngày 21/3 hàng năm là Ngày quốc tế Rừng, nhằm nâng cao ý thức của chúng ta về tầm quan trọng của các khu rừng. Chủ đề cho Ngày Quốc tế về rừng năm 2023 là “Rừng và Sức khỏe”.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: hộ kinh doanh vẫn mơ hồ

Xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: hộ kinh doanh vẫn mơ hồ

10 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Thiếu kiến thức, kỹ năng về công nghệ; lo ngại thủ tục phức tạp; gặp rào cản trong thay đổi thói quen kinh doanh; thiếu thời gian tìm hiểu và không có đủ vốn đầu tư thiết bị… là những lý do chính khiến nhiều hộ kinh doanh chưa mạnh dạn triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền.

Ngành công thương Hà Nội cần cải cách để bứt phá phát triển kinh tế

Ngành công thương Hà Nội cần cải cách để bứt phá phát triển kinh tế

10 Jul, 07:56 PM

Kinhtedothi - Từ nay đến hết năm 2025, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở ngành liên quan triển khai các giải pháp kích thích tăng trưởng kinh tế Thủ đô. Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc làm việc với Sở Công Thương về tình hình triển khai các nhiệm vụ công tác chuyên môn 6 tháng đầu năm và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan (chiều 10/7).

Báo chí thúc đẩy phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Báo chí thúc đẩy phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

10 Jul, 07:36 PM

Kinhtedothi - Nếu như trước đây, bão vào Biển Đông không vượt quá cấp 15 thì từ năm 2016 đã xuất hiện siêu bão (tức là cấp 16 trở lên). Bình quân 10 năm qua, mỗi năm có khoảng 240 người chết và mất tích do các loại hình thiên tai gây ra.

Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới- tầm nhìn kiến tạo giá trị”

Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới- tầm nhìn kiến tạo giá trị”

10 Jul, 04:27 PM

Kinhtedothi- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Techcombank Investment Summit 2025 với chủ đề “Việt Nam mới: Tầm nhìn kiến tạo giá trị”. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng; Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Bùi Hoàng Hải cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.

Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

Tăng tốc xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc

10 Jul, 03:30 PM

Kinhteodothi – Cùng với sự hỗ trợ khâu sản xuất, khơi thông thị trường từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các doanh nghiệp (DN) cần tập trung nâng cao chất lượng, chuẩn hoá cơ sở đóng gói, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của thị trường Trung Quốc nhằm tăng tốc xuất khẩu rau quả sang nước bạn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ