Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghề cuộn rơm kiếm bạc triệu mỗi ngày

Kinhtedothi- Chỉ mới xuất hiện ở Quảng Ngãi trong khoảng 2 năm trở lại đây, thế nhưng cuộn rơm bằng máy đã được nông dân ưa thích bởi tính tiện lợi và chi phí không đáng kể.

Khi những cánh đồng lúa vụ Đông Xuân chín vàng được thu hoạch xong cũng là lúc người làm nghề cuộn rơm thuê bằng máy bước vào “chính vụ”.

Máy cuộn rơm được đưa xuống ruộng lúa đã thu hoạch xong.

Thời điểm này, anh Nguyễn Văn Phong (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) tất bật đi khắp cánh đồng ở Bình Định rồi đến các tỉnh lân cận như: Phú Yên, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Quảng Ngãi.

“Cuộn rơm bằng máy thì tốc độ nhanh hơn, một ngày làm khoảng 6 – 7 mẫu ruộng, còn người dân cuộn thủ công thì một ngày chỉ làm được 2-3 sào, mà phải 3-4 người làm”, anh Phong nói.

Cuộn rơm bằng máy nhanh hơn nhiều so với thủ công.

Anh Phong có “thâm niên” 7 năm làm nghề cuộn rơm. Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng rơm cuộn ngày một tăng cao nên kết thúc vụ gặt là lúc anh bận rộn nhất. Với mức tiền công mỗi cuộn rơm là 7.000 đồng, mới ra Quảng Ngãi được tầm 10 ngày, anh Phong đã kịp “dắt túi” khoảng 20 triệu đồng.

Nguyễn Văn Phong đã có 7 năm làm nghề cuộn rơm.

“Bình quân mỗi ngày cuộn khoảng 9 tiếng đồng hồ. Tùy theo diện tích và đặc điểm từng ruộng thì sau khi trừ chi phí, mỗi ngày kiếm được 3- 4 triệu đồng”, anh Huỳnh Thanh Trúc- một người làm nghề cuộn rơm khác, cho hay.

Rơm sau khi cuộn được sử dụng vào nhiều mục đích như: Làm nấm rơm, làm giá thể bảo quản các đồ dễ vỡ như: sành, sứ, hay thức ăn cho gia súc… Khác với những vùng trồng lúa ở miền Tây Nam Bộ, hầu hết các hộ trồng lúa ở Quảng Ngãi thường kết hợp với nuôi trâu bò để tận dụng hết phế phẩm còn lại sau khi thu hoạch.

Một cuộn rơm hoàn thành.

“Trước kia, một sào thì công tốn mất 150 nghìn đồng, nếu thuê máy cuộn thì tầm 80- 90 nghìn đồng thôi. Cuộn máy tiện vì làm nhanh, rơm cuộn chặt hơn, bảo quản lâu hơn, cũng đỡ lo lắng trời chuyển mưa. Rơm mắc mưa làm thức ăn cho bò không ngon”, ông Trần Văn Nhành (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh) chia sẻ.

Ông Trần Văn Nhành (xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh).

Cùng với đưa máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa, việc đưa vào sử dụng máy cuộn rơm góp phần giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân. Vì thế, nghề cuộn rơm bằng máy dù chỉ mới xuất hiện ở Quảng Ngãi khoảng hai năm trở lại đây nhưng đã được bà con nông dân tiếp nhận và ưa chuộng bởi những tiện ích mà nó mang lại.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.

Nhiều nông dân hy vọng, mô hình cuộn rơm bằng máy sẽ được nhân rộng trên địa bàn tỉnh, nhất là các huyện có diện tích sản xuất lúa lớn như: Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, thị xã Đức Phổ...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công đoàn Hà Nội hỗ trợ đoàn viên khó khăn về nhà ở

Công đoàn Hà Nội hỗ trợ đoàn viên khó khăn về nhà ở

21 May, 09:52 PM

Kinhtedothi - Ngày 21/5, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐTĐ) TP Hà Nội Phạm Quang Thanh đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân Nguyễn Thị Thanh – Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam và công nhân Hoàng Thị Ngoan – Công ty Cổ phần môi trường đô thị Gia Lâm.

Hòa Bình: đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Hòa Bình: đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

21 May, 04:39 PM

Kinhtedothi - Chương trình cho vay hỗ trợ sinh kế, việc làm cho người dân do Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình triển khai đã trở thành nguồn lực quan trọng giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Hà Nội: Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết

Hà Nội: Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết

19 May, 06:47 PM

Kinhtedothi-Chiều nay, 19/5, thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố Hà Nội cho biết, năm 2025, Thành phố sẽ triển khai hỗ trợ xây dựng 95 nhà Đại đoàn kết cho hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 10 huyện.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ