Ngôi nhà chung của các “hiệp sĩ số”
Kinhtedothi - Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia vừa chính thức ra mắt. Đây được xem là ngôi nhà chung của các “hiệp sĩ số”; là tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW và các Nghị quyết về khoa học, công nghệ...
Từ đó, đưa Việt Nam trở thành quốc gia số với nền quản trị số, kinh tế số, xã hội số phát triển dựa trên dữ liệu “đúng - đủ - sạch - sống”.
Với sứ mệnh kết nối các cơ quan quản lý, DN, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dữ liệu, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia hướng tới xây dựng một hệ sinh thái dữ liệu vững mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển thị trường dữ liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, xã hội số, kinh tế số bền vững và thịnh vượng. Hiệp hội sẽ nghiên cứu, đề xuất và hoàn thiện hành lang pháp lý về dữ liệu, tạo điều kiện cho dữ liệu lưu chuyển, kết nối, chia sẻ và khai thác tối đa, đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn và chủ quyền dữ liệu; giữ vai trò nòng cốt trong việc xây dựng, phát triển, khai thác và làm giàu dữ liệu quốc gia.
Hơn thế, Hiệp hội còn chủ động ứng dụng, làm chủ và tiến tới tự chủ các công nghệ dữ liệu cốt lõi, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Blockchain) và điện toán đám mây; hỗ trợ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng dữ liệu tiên tiến, bao gồm các trung tâm dữ liệu do Nhà nước và DN tư nhân đầu tư. Đặc biệt, tăng cường hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm, thu hút nguồn lực và tham gia vào các sáng kiến toàn cầu về dữ liệu…
Không chỉ các nhà quản lý, mà cả dư luận cũng kỳ vọng và tin tưởng, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia sẽ là “điểm tựa” để khắc phục những bất cập trong quản trị và khai thác dữ liệu hiện nay như: hạ tầng dữ liệu vẫn phân tán, thiếu kết nối; nguồn nhân lực chất lượng cao về dữ liệu còn thiếu; khung pháp lý chưa hoàn thiện, đặc biệt trong các lĩnh vực như bảo mật dữ liệu, bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân; an ninh, an toàn dữ liệu vẫn còn tồn tại nhiều thách thức…
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, quản trị dữ liệu không chỉ là vấn đề chính sách mà còn là vấn đề công nghệ. Không có công nghệ, không thể thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích và chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả và an toàn. Do đó, ngoài 7 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Hiệp hội còn được đặt trên vai một số chương trình, sáng kiến trọng điểm: phát triển thị trường dữ liệu cho phát triển bền vững; xây dựng thị trường dữ liệu quốc gia, triển khai sàn dữ liệu để phục vụ nghiên cứu, phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; xây dựng nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) mở quốc gia giúp các DN có thể tiếp cận ứng dụng AI; nhanh chóng phổ cập về dữ liệu cho người dân; nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về dữ liệu cho toàn xã hội, nhất là giá trị và tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, cũng như việc tuân thủ các quy định pháp lý.
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, chúng ta tin tưởng Việt Nam sẽ sớm trở thành một quốc gia số, một xã hội số, một nền kinh tế số thịnh vượng.

Hà Nội đẩy mạnh sáng tạo, thúc đẩy kinh tế số
Kinhtedothi - Với định hướng phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, triển khai Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kinh tế Hà Nội ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, bền vững.

Tin tức kinh tế 7/2: kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực
Kinhtedothi – Giá vàng đồng loạt giảm sâu trong ngày vía Thần tài; kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khu vực; huy động gần 16.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong tháng 1/2025… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 7/2.

Hà Nam bứt phá, lọt top 10 tỉnh, thành phát triển kinh tế số năm 2024
Kinhtedothi-Năm 2024 đánh dấu một bước tiến ngoạn mục của Hà Nam trên bản đồ kinh tế số quốc gia. Với chiến lược chuyển đổi số mạnh mẽ, tỉnh đã xuất sắc góp mặt trong top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế số, khẳng định vị thế của mình trong kỷ nguyên số hóa.