Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Người bạn thân thiết của nhà nông

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô hiện đại và bền vững, Trung tâm Phát triển cây trồng (Trung tâm) Hà Nội luôn nỗ lực không ngừng trong công tác khảo nghiệm, sản xuất và cung ứng những giống cây trồng mới cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.

Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, từng bước giúp nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.

Hiệu quả từ những nghiên cứu khoa học

Xác định nhiệm vụ trọng tâm là khảo nghiệm, thực nghiệm giống cây trồng, Trung tâm đã tiến hành nghiên cứu nhằm tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Hà Nội để bổ sung vào cơ cấu giống của TP. Đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao của TP, hàng năm, Trung tâm đã khảo nghiệm được trên 30 giống lúa, 5  giống lạc, 5 giống đậu tương, 4 giống khoai lang và trên 10 giống rau, hoa các loại... Trong những năm qua, trung tâm đã đưa vào sản xuất nhiều giống cây trồng mới như giống lúa (TH3-3, ĐB5, ĐB6, khang dân đột biến, T10, nàng xuân, nếp cái hoa vàng...); giống chuối tiêu hồng; giống đậu tương (ĐT96, ĐT2000, ĐT 2008, ĐVN 10); giống lạc (MD9, L23, L14), giống hoa lily (Sorbonne...). Song song với công tác khảo nghiệm, Trung tâm còn triển khai nhiều mô hình thực nghiệm sản xuất hiệu quả như sản xuất giống lúa nếp cái hoa vàng; hoa giá trị kinh tế cao (Lily, Layon, cúc, đồng tiền...); rau trái vụ; thâm canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Trung tâm đã sản xuất và cung cấp ra thị trường: 1.000 tấn lúa, 120 tấn cây màu, 300 tấn đậu tương, 100 tấn lạc; 30.000 cây ăn quả; 30.000 cây lâm nghiệp.
Đoàn cán bộ nông nghiệp tỉnh Zambezia, nước CH Mozambich tham quan mô hình sản xuất đậu tương tại huyện Phúc Thọ.
Đoàn cán bộ nông nghiệp tỉnh Zambezia, nước CH Mozambich tham quan mô hình sản xuất đậu tương tại huyện Phúc Thọ.

Được TP giao nhiệm vụ triển khai thực hiện 3/5 chương trình, đề án nông nghiệp lớn, thời gian qua, Trung
Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao giai đoạn 2010 - 2016: Trong 5 năm (từ 2010 - 2015), Trung tâm đã xây dựng được 120 mô hình, phát triển hơn 23.000ha tại 14 huyện ngoại thành. Năng suất bình quân đạt 5,3 tấn/ha, sản lượng đạt trên 100.000 tấn, giá bán tăng từ 1,3 - 1,5 lần so với lúa Khang dân 18; Giá trị sản phẩm hàng hóa đạt trên 1.000 tỷ đồng; Hiệu quả kinh tế đạt 466,2 tỷ đồng.
tâm luôn chủ động, sáng tạo, vận dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong việc thực hiện các chương trình, đề án này. Đến nay, Trung tâm đã bước đầu gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt, hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra (diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả). Hiệu quả từ những chương trình, đề án của TP mà Trung tâm thực hiện đã tạo ra được nhiều mô hình tiêu biểu, những cánh đồng mẫu lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đưa Hà Nội trở thành "điểm sáng" về sản xuất nông nghiệp, thu hút nhiều cán bộ, nông dân của các tỉnh, thành trên cả nước đến tham quan, học tập.

Duy trì phát triển thương hiệu

Nhằm giúp nông dân nắm bắt và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, Trung tâm tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho cán bộ và hướng dẫn nông dân. Đồng thời, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình tiêu biểu trong và ngoài nước để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn sản xuất tại các địa phương. Từ đó, xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, để tạo động lực động viên nông dân đẩy mạnh sản xuất, Trung tâm còn tích cực hỗ trợ nông dân trong việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh hợp tác 4 nhà (Quản lý - Khoa học - Doanh nghiệp - Nông dân) trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Đây được coi là đòn bẩy
Đề án phát triển cây ăn quả giá trị kinh tế cao giai đoạn 2010 - 2014: Trong 4 năm, Trung tâm tập trung vào 4 loại cây chủ lực là bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối tiêu hồng, cam Canh. Trong đó, trồng mới được 402ha, thâm canh 680ha. Hỗ trợ và xây dựng 4 nhãn hiệu tập thể (2 nhãn chín muộn của Quốc Oai và Hoài Đức, 1 nhãn hiệu Bưởi đường Quế Dương, 1 nhãn hiệu cam Canh Kim An).

Đề án sản xuất và tiêu thụ chè an toàn giai đoạn 2012 - 2014: Trong 3 năm, Trung tâm trồng mới được 155ha chè; thâm canh 405ha tại các huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai.
tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản chất lượng cao, từng bước chủ động chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và khu vực. Đến nay, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng được 2 nhãn hiệu, thương hiệu về lúa, gạo (gạo Bồ nâu - Thanh Văn, gạo chất lượng cao HDPC); 3 nhãn hiệu, thương hiệu về cây ăn quả (cam Canh, bưởi Quế Dương, nhãn chín muộn). Với mong muốn tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là nông dân vùng ngoại thành Hà Nội, bà Hoàng Thị Hòa - Giám đốc Trung tâm khẳng định, Trung tâm đã và đang trở thành đầu mối lĩnh hội những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới về giống cây trồng trong việc tiếp tục thực hiện các chương trình, mô hình, dự án giai đoạn 2015 - 2020. Cùng với đó, Trung tâm tập trung xây dựng, nhân rộng, nâng cao chất lượng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu đạt giá trị canh tác 400 - 500 triệu đồng/ha/năm; Duy trì và phát triển các thương hiệu hàng hóa nông sản Hà Nội chất lượng cao. Với những kết quả thiết thực trong sản xuất này đã giúp Trung tâm ngày càng gắn kết, là người bạn thân thiết của nhà nông.

Mở rộng quan hệ quốc tế

Cùng với việc tăng cường hợp tác trong nước với các Viện Khoa học nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Giống cây trồng các tỉnh, TP... Trung tâm còn đẩy mạnh các chương  trình hợp tác quốc tế. Cụ thể, Chương trình hợp tác 3 bên Việt Nam - JICA (Nhật Bản) - Mozambich về phát triển trồng lúa nước tại Zambezia (Mozambich) góp phần giúp bạn xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực và tiến tới xuất khẩu lương thực trong tương lai. Bằng việc thực hiện các mô hình khảo nghiệm, thực nghiệm mang ý nghĩa thực tiễn cao, Chương trình đã từng bước cải thiện tập quán canh tác lúa truyền thống của nông dân nước bạn sang phương thức canh tác mới cho năng suất hiệu quả cao. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm sản xuất được 27 tấn giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với đất đai, điều kiện tự nhiên của nước bạn; Xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa trình diễn 94ha, đạt năng suất 4,1 tấn/ha, 70% tổng diện tích sản xuất lúa trong mục tiêu Dự án. Đặc biệt, Trung tâm đã biên soạn được những cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa cho nông dân nước bạn.

 Với những kết quả, thành tích đã đạt được trong 14 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã vinh dự được TP, các sở, ngành nông nghiệp nhiều lần tặng thưởng Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen. Trước những thách thức mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển, Trung tâm quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xứng đáng là lá cờ đầu của ngành nông nghiệp Thủ đô.