Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Từ ngày 1/1/2025:

Người chưa nộp phạt vi phạm giao thông không được cấp, đổi giấy phép lái xe

Kinhtedothi - Từ ngày 1/1/2025, người vi phạm giao thông chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc nộp phạt vi phạm hành chính thì sẽ chưa được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe (GPLX).

Luật Trật tự, An toàn Giao thông (TTATGT) đường bộ đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 mang đến nhiều thay đổi quan trọng liên quan đến điều kiện tham gia giao thông của người lái xe.

Trong đó bao gồm việc quản lý GPLX, điểm số của GPLX, cùng các quy định về sức khỏe, tuổi tác, và các thủ tục cấp, đổi, cấp lại hay thu hồi GPLX.

Đáng chú ý, từ ngày 1/1/2025, người vi phạm TTATGT đường bộ mà chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc nộp phạt vi phạm hành chính, thì sẽ chưa được cấp, đổi, cấp lại GPLX.

Đối với các trường hợp người vi phạm chưa nộp phạt giao thông sẽ không được cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe. Ảnh minh họa.

Luật mới cũng nêu rõ, GPLX bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người được cấp giấy phép không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép; GPLX được cấp sai quy định.

Cùng với đó, GPLX cũng bị thu hồi khi đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.

Ngoài ra, từ ngày Luật TTATGT có hiệu lực, người đã có GPLX được đổi, cấp lại giấy tờ này trong các trường hợp sau đây: GPLX bị mất, bị hỏng không còn sử dụng được; trước thời hạn ghi trên GPLX; thay đổi thông tin ghi trên GPLX; GPLX nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng; GPLX do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Theo luật mới, cơ quan chức năng khuyến khích người dân đổi GPLX không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 sang loại giấy phép mới (bằng vật liệu PET) để thuận tiện trong việc đồng bộ, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia và ứng dụng VNeID.

Cũng từ ngày 1/1/2025, Điều 62 Luật TTATGT quy định, điểm của bằng lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu và sẽ bao gồm 12 điểm.

Theo đó, mỗi lần vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ, tài xế sẽ bị trừ số điểm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi đó. Dữ liệu điểm trừ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu, đồng thời thông báo cho tài xế biết ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ